07/11/2012 02:32 GMT+7

Không nên rơ lưỡi bằng cỏ mực

ThS.BS MAI VĂN BÔN
ThS.BS MAI VĂN BÔN

TT - Bé trai T.M.T., 3 tháng tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM, được mẹ đưa đến khám với dấu hiệu lưỡi có mảng trắng từng phần kèm theo những chỗ sưng đỏ và tưa (dộp).

Trước đó hai ngày, bề mặt trên lưỡi của bé có màu trắng nên mẹ bé dùng nước ép từ cỏ mực tươi để thoa lên. Lưỡi của bé thuyên giảm một phần mảng trắng nhưng xuất hiện các nốt nhỏ dộp ở bề mặt, bé quấy khóc và biếng bú. Bé được chẩn đoán là nhiễm nấm ở lưỡi, viêm lưỡi do dùng cỏ mực và chỉ định dùng thuốc kháng nấm dạng thoa. Sau ba ngày, lưỡi bé đỡ sưng đỏ và dộp, hết các mảng trắng. Bé hết quấy khóc và bú bình thường.

Mảng trắng trên bề mặt của lưỡi bé thông thường do nhiễm nấm Candidas albicans, xảy ra khi lưỡi không được vệ sinh tốt. Cách chữa trị khá đơn giản, chỉ cần dùng gạc vô trùng tẩm với thuốc chống nấm dạng thạch (gel) chứa hoạt chất miconazone (thoa trực tiếp gel vào bề mặt lưỡi hoặc khóe miệng bị trắng) hoặc với dạng gói bột chứa nystatin (hòa với nước trước khi dùng), thoa ba lần mỗi ngày trong bảy ngày.

Sau vài ngày mảng trắng sẽ giảm dần hoặc biến mất nhưng nên thoa đủ một tuần vì nấm dễ tái phát nếu ngưng sớm hơn. Không nên dùng cỏ mực dưới dạng thân và lá giã nhỏ hoặc nước ép từ cây lá để rơ lưỡi vì không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cỏ mực có chứa hoạt chất gây viêm mạnh nên dễ gây viêm, nhiễm trùng lưỡi của bé.

Để phòng tránh nhiễm nấm, có thể vệ sinh miệng và lưỡi cho bé hằng ngày bằng gạc vô trùng làm ướt với nước lọc và cho bé uống vài ngụm nước lọc sau khi bú xong. Khi bé 6 -12 tháng tuổi, bắt đầu mọc răng, tiếp tục dùng gạc vô trùng tẩm nước lọc hoặc gel vệ sinh răng dành cho bé nhũ nhi để tránh nhiễm nấm cũng như sâu răng.

ThS.BS MAI VĂN BÔN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp