Phóng to |
Nhiều chất phụ gia không rõ nguồn gốc đã được sử dụng để bảo quản trái cây - Ảnh: H.T.V. |
GS.TS Lê Doãn Diên - chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ lương thực thực phẩm - nói: “Tôi đã tận mắt thấy loại hóa chất không có nguồn gốc được pha với nước, nhúng nải chuối xanh vào 1-2 ngày sau cả nải chín vàng rộm, hay tình trạng nhúng trái cây còn non vào thuốc kích thích sinh trưởng hòa với thuốc bảo vệ thực vật, kết quả là trái to hơn, màu sắc đẹp nhưng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn rất lớn”.
Phân biệt thực phẩm sạch Bà Hảo hướng dẫn quan sát bằng mắt thường dễ nhận thấy những quả bị lõm sâu bất thường ở phần núm hay kẽ lá là những sản phẩm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc tăng trưởng khi sản xuất, do đó là nơi lưu giữ thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất. Bà Hảo cũng cho rằng sản phẩm có sử dụng phụ gia, thành phần phụ gia phải ghi đầy đủ trên nhãn mác, nếu ghi nhập nhèm chứng tỏ có gian dối. |
PGS.TS Phạm Công Thành - trưởng bộ môn công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch, Viện Sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) - cho biết thêm: nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm đã qua chế biến sử dụng hóa chất bảo quản khiến thực phẩm vốn có thể ôi thiu trong 3-4 ngày trở nên để được hàng tháng vẫn không sao, nhưng phụ gia đó người ta đã pha ra nên... chịu, không biết đó là gì.
Theo ông Diên, thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại phụ gia mới, kỳ lạ như phụ gia tạo mùi thịt cho thực phẩm hoặc có phụ gia làm nước “trái cây” hoàn toàn không cần trái cây, chỉ cần nước, đường và hương liệu. “Hóa chất nhập lậu vào VN từ đủ mọi ngõ ngách và theo tôi là đang không kiểm soát được. Muốn có cơ sở cảnh báo người tiêu dùng, cần một nghiên cứu kỹ lưỡng, xác định mức độ gây hại. Còn muốn loại trừ thực phẩm bẩn, phải có chế tài thật nghiêm, thật mạnh” - ông Diên nói.
Phát hiện mẫu ớt bột và bột điều có chất Rhodamine B Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện tại cơ sở sản xuất Kim Nga (đường số 3, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) mẫu ớt bột và bột điều có chất Rhodamine B (một chất có thể gây ung thư). Cơ sở này đã bị đình chỉ hoạt động và buộc phải thu hồi, tiêu hủy toàn bộ lô ớt và bột điều có chất Rhodamine B. Theo Sở Y tế TP, cơ sở Kim Nga chuyên sản xuất, cung cấp bột ớt, bột điều làm gia vị... Qua kiểm tra và lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, thanh tra sở đã phát hiện loại ớt bột 500g/bịch, sản xuất ngày 20-1 có chứa chất Rhodamine B với hàm lượng 51,12mg/kg; loại bột điều 500g/bịch, sản xuất ngày 20-1 cũng có chất Rhodamine B với hàm lượng 33,41mg/kg. Cả hai mẫu này cũng không đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh theo quy định. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận