20/11/2024 10:00 GMT+7

Không khó để xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử

Dự án bán hàng toàn cầu Shopee hỗ trợ tối đa nhà bán hàng trong việc xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử. Đặc biệt, 100% dịch vụ đều được Shopee miễn phí cho nhà bán hàng.

Không khó để xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử  - Ảnh 1.

Anh Phạm Minh Long (ngoài cùng bên phải) giới thiệu mô hình SIP tại hội nghị về xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới

SIP hỗ trợ nhà bán hàng đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Đồng hành cùng dự án "Bán hàng toàn cầu Shopee" (SIP) tại thị trường Việt Nam gần 5 năm qua, anh Phạm Minh Long - chuyên viên phát triển kinh doanh, cho biết công việc bắt đầu một ngày mới là kiểm tra doanh thu và lượng đơn của toàn bộ người bán hàng trên Shopee có gian hàng ở tất cả các nước Đông Nam Á mà SIP đang hiện diện, gồm Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Đài Loan.

Sau đó, anh tổng hợp các thông số tương tự của các gian hàng lớn mà mình đang trực tiếp hỗ trợ để tìm điểm bất thường và điều chỉnh nếu cần.

Anh Long mô tả nhiệm vụ khá cụ thể như việc xác định nguyên nhân giúp doanh số gian hàng tăng 20% trong ngày 11-11 mặc dù chi phí hoạt động giảm 50% so với 10-10.

Với những số liệu thống kê được, anh đưa ra giải pháp hiệu quả cho người bán hàng. Theo đó, họ nên đầu tư cho Flash Sale, Livestream hay hình thức nào để có thể thúc đẩy doanh số tăng trưởng.

Đại diện của Shopee nhận định, trước đây, doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi mở rộng quốc tế do hạn chế về nhân sự, tài chính, marketing, logistics và thủ tục hải quan.

Nhà bán hàng nhỏ lẻ thường chưa đủ tự tin để bắt đầu. Nhiều đơn vị xuất khẩu B2B (mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) chuyển sang bán lẻ B2C (mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng) thiếu kinh nghiệm sản xuất sản phẩm xu hướng để theo kịp nhu cầu của khách hàng nước ngoài. "Do vậy, SIP xuất hiện để giải quyết các rào cản này"- đại diện Shopee chia sẻ.

Thông tin về SIP, Shopee cho biết chương trình được triển khai tại Việt Nam từ năm 2021. SIP cung cấp nền tảng hỗ trợ từ thanh toán, logistics, thủ tục thông quan, nghiên cứu thị trường, marketing đến dịch vụ khách hàng và chatbot AI giúp giải quyết rào cản ngôn ngữ.

Đặc biệt, 100% dịch vụ đều được Shopee miễn phí cho nhà bán hàng. Nhờ đó, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có thể tập trung phát triển thương hiệu và đưa sản phẩm Việt ra quốc tế với giá cả cạnh tranh.

"Nhiều người bán có kinh nghiệm xuất khẩu bằng 0 vẫn dễ dàng nhập cuộc sân chơi quốc tế nhờ mô hình này", anh Long nhấn mạnh.

Không khó để xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử  - Ảnh 2.

Các nhà bán hàng Việt trên Shopee cho biết được hỗ trợ vận hành hoàn toàn khi đăng ký xuất khẩu xuyên biên giới với chương trình SIP

Doanh nghiệp Việt tự tin đưa sản phẩm ra thị trường ngoại

Từ góc nhìn của cô Angel Ng - trợ lý vận hành mảng bán hàng xuyên biên giới tại Shopee Singapore, cho biết phần thú vị nhất của SIP là giúp những người bán hàng địa phương mọi quy mô bán sản phẩm ra nước ngoài. Angel tham gia hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở gian hàng trên Shopee Singapore hơn 3 năm nay. Đội ngũ của cô có nhiệm vụ xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến vận hành, hoàn tất đơn hàng và thiết lập danh sách sản phẩm cho người bán đến từ Việt Nam.

"Thách thức của chúng tôi là phải cải thiện quy trình hậu cần và trải nghiệm của người bán cùng người mua trong bối cảnh khối lượng đơn hàng ngày càng tăng, mặt khác giảm thiểu mối lo ngại của người bán Việt Nam về quy trình vận hành gian hàng nước ngoài", cô Angel cho biết.

Hàng ngày, nhóm của cô Angel sẽ tìm hiểu và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến SIP xuất phát từ người bán hoặc nội bộ Shopee, đơn cử việc tại sao đơn hàng hoàn thành chậm trễ hoặc gặp trở ngại.

Đồng thời, cô và cộng sự chạy các dự án nâng cao trải nghiệm của người bán và người mua, đặt mục tiêu gia tăng hiệu suất bán hàng ở các thị trường nước ngoài.

Minh Long cho biết, anh cùng các cộng sự như Angel làm việc chặt chẽ với phòng kinh doanh để chiến lược marketing diễn ra thuận lợi theo kế hoạch, đảm bảo bộ phận vận hành đủ nhân lực và vật lực xử lý một lượng đơn hàng được dự đoán nhiều gấp hàng chục lần ngày thường.

Nói về thế mạnh của các sản phẩm đến từ Việt Nam, cả anh Minh Long và cô Angel đều có chung nhận xét rằng chất lượng sản phẩm tốt, chủng loại hợp thời trang và giá cả cạnh tranh. Đây là ba điểm nổi bật nhất của hàng Việt.

Không khó để xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử  - Ảnh 3.

Theo đại diện thương hiệu An Nhiên Foods, xuất khẩu thực phẩm sấy khô Việt Nam sang thị trường quốc tế là cách hiệu quả để quảng bá văn hóa và thế mạnh của đất nước

Đại diện của Shopee ví dụ về hai gian hàng Việt đang bán trên Shopee Singapore là An Nhiên Foods kinh doanh thực phẩm ăn kiêng, đồ khô, dòng bánh nội địa Việt Nam và Kimchi Baby chuyên bán sản phẩm thời trang cho bé tự thiết kế.

Mỗi tháng, lượng truy cập hai gian hàng tại các thị trường quốc tế có thể đạt đến con số 20.000. Doanh thu tăng trưởng đạt tới 20-30% mỗi tháng. Hiện An Nhiên Foods đang tăng tốc đáp ứng lượng hàng cho dịp Tết Nguyên đán. Kimchi Baby đã chuẩn bị sản xuất thời trang hè 2025 để đón đầu nhu cầu tăng cao của người dùng từ tháng 3 năm sau.

Đại diện hai gian hàng cùng đồng tình việc Shopee hỗ trợ freeship giá rẻ cho người dùng quốc tế là lợi thế và động lực lớn giúp thúc đẩy lượng đơn hàng bán ra.

Người bán cũng không cần phải bận tâm nhiều về khâu đóng gói, chuyển hàng đi nước ngoài và chăm sóc hậu mãi. Bởi Shopee xử lý toàn bộ. Đồng thời, việc đưa sản phẩm made-in-Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua SIP là cách để các nhà bán hàng quảng bá văn hóa và thế mạnh sản xuất của đất nước.

Theo thống kê của Shopee Việt Nam, trong quý 3 năm nay, tổng số đơn hàng bán ra qua chương trình SIP đã tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện có khoảng hơn 350.000 nhà bán hàng Việt Nam tham gia chương trình và quảng bá hơn 15 triệu sản phẩm ra các thị trường Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Đài Loan.

Không khó để xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử  - Ảnh 4.

Đại diện thương hiệu quần áo trẻ em Kimchi Baby cho rằng, nhà bán hàng Việt nên tận dụng thế mạnh sản xuất nội địa để lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp, nâng cao tính cạnh tranh tại thị trường quốc tế

Không khó để xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử  - Ảnh 5.Shopee: Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nếu tận dụng các giải pháp, công cụ số, sẽ có cơ hội vươn ra thị trường khu vực và thế giới, tăng trưởng doanh số.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp