Một nhóm học sinh đi bộ đến trường ở Jambi, Indonesia trong không khí ô nhiễm - Ảnh REUTERS
Điều này dẫn đến những nguy hiểm cho sự phát triển trí não của trẻ em.
Trong số đó, khoảng 12 triệu trẻ sống ở khu vực Nam Á.
Nghiên cứu được thực hiện ở trẻ dưới 1 tuổi và sử dụng hình ảnh vệ tinh để xác định những khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất.
Giám đốc UNICEF, ông Anthony Lake cho biết: "Ô nhiễm không chỉ nguy hiểm đến sự phát triển của phổi ở trẻ nhỏ, mà nó còn gây ra những tổn thương vĩnh viễn đến sự phát triển của não bộ và do đó ảnh hưởng đến tương lai của trẻ".
Theo UNICEF, ô nhiễm không khí cao hơn mức độ được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, dù ở mức độ nào cũng là yếu tố có hại với trẻ em, và nguy cơ này càng tăng lên khi mức độ ô nhiễm không khí thêm trầm trọng.
Ô nhiễm không khí có sự liên hệ mật thiết với bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Ông Nicholas Rees, tác giả báo cáo trên, cho biết: "Những phát hiện có tính khoa học về liên quan giữa ô nhiễm không khí với sự phát triển của não vẫn chưa là kết luận cuối cùng nhưng sự gia tăng về số lượng bằng chứng khoa học chắc chắn là lý do dẫn đến sự lo ngại".
Sự phát triển của bộ não trong 1.000 ngày đầu đời là rất quan trọng đối với khả năng học tập, phát triển của trẻ để chúng "có thể làm mọi thứ mình muốn và đam mê trong cuộc sống" khi trưởng thành, ông Rees giải thích.
Theo ông Rees, việc tiếp tục đảm bảo cho trẻ em nhận được sự giáo dục có chất lượng tốt rất quan trọng nhưng sự phát triển của bộ não cũng quan trọng không kém.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận