06/10/2023 18:53 GMT+7

Không giấy phép nhưng lập website tuyển lao động đi Nhật, Hàn, Đức

Nhiều doanh nghiệp không được cấp phép nhưng thiết kế trang web, tư vấn làm việc, tuyển lao động đi nước ngoài để lừa đảo, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động tìm hiểu kỹ các kênh đi làm việc nước ngoài uy tín qua các chương trình như EPS Hàn Quốc, IM Japan Nhật Bản - Ảnh: HÀ QUÂN

Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động tìm hiểu kỹ các kênh đi làm việc nước ngoài uy tín qua các chương trình như EPS Hàn Quốc, IM Japan Nhật Bản - Ảnh: HÀ QUÂN

Ngày 6-10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết cơ quan phát hiện nhiều doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng đưa người làm việc nước ngoài nhưng đăng tải thông tin để lừa đảo.

Theo đó, lực lượng chức năng xác định các website như www.nhatban24h.vn, www.xuatkhaulaodong-24h.com xây dựng website chuyên nghiệp, đăng tải thông tin đơn hàng tuyển lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Romania, Ba Lan, Úc, New Zealand, Philippines, Đức… Tuy vậy, các website này không có chức năng đưa lao động đi nước ngoài. 

Để tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, Facebook, Zalo…

Đồng thời, người lao động tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Một số website đăng thông tin tuyển dụng nhưng lại không được cấp phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN

Một số website đăng thông tin tuyển dụng nhưng lại không được cấp phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN

Cơ quan này phân tích để tạo niềm tin, các doanh nghiệp còn đăng tải hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận qua Facebook, Zalo.

Ngoài ra, một số website mà doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đăng ký chính thức với Cục Quản lý lao động ngoài nước như halsucohanoi.vn nhưng có những website đăng thông tin giả mạo có địa chỉ gần giống như halsuco.com.vn, halsuco.vn.

Người lao động còn được tư vấn chuyển tiền, sau đó các tài khoản mạng xã hội chuyển lại bản chụp biên nhận, căn cước công dân và hợp đồng có đóng dấu của công ty để tạo niềm tin.

Trường hợp lao động ở xa, qua giới thiệu, không đến trực tiếp công ty làm việc, xác minh có nguy cơ bị lừa đảo. Đơn cử khi đến thời hạn, nhiều người không được xuất cảnh, khi liên hệ các tài khoản, số điện thoại cung cấp dịch vụ thì phát hiện đã khóa hoặc chặn liên lạc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý các văn bản gửi qua mạng có thể chỉnh sửa và không có giá trị pháp lý. Do đó, người lao động cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đơn giản nhất, người dân tra cứu qua trang điện tử của cục tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

Trường hợp cần tư vấn, cung cấp thông tin hoặc phản ánh tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo có thể liên hệ đường dây nóng 0243.8.249.517 máy lẻ 512 và 513 hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước, địa chỉ 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hoãn xử vụ cấp phép lao động cho hơn 2.800 người nước ngoàiHoãn xử vụ cấp phép lao động cho hơn 2.800 người nước ngoài

Cựu giám đốc sở và nhiều lãnh đạo ban quản lý các khu công nghiệp được đưa ra xét xử trong vụ cấp phép lao động cho hàng ngàn người nước ngoài ở lại Việt Nam, trong đó có nhiều hồ sơ có tài liệu bị làm giả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp