Những hình ảnh như thế này có ở khắp các phố phường. Lượng tiêu bia tiêu thụ ở Việt Nam gia tăng mức độ nhanh trên giới và hiện ở mức xấp xỉ 9 lít (quy cồn nguyên chất)/người/năm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo dự thảo, các địa điểm công cộng không được uống rượu bia bao gồm công viên, trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, nhà chờ xe bus, rạp chiếu phim, nhà hát, sân vận động, nhà thi đấu thể thao.
Dự thảo này cũng yêu cầu quảng cáo rượu bia phải kèm cảnh báo phòng chống tác hại rượu bia, bao gồm những cảnh báo "không được lái xe khi đã uống rượu bia", không bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi", "người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia"...
Khi quảng cáo rượu bia, phần cảnh báo kể trên phải chiếm 10% diện tích, nội dung cảnh báo phải thay đổi 2 lần/năm.
Đặc biệt, dự thảo này đề nghị không sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình.
Các tổ chức bán rượu, bia trực tuyến phải có biện pháp ngăn ngừa người dưới 18 tuổi mua rượu bia bằng cách cài ứng dụng khai báo tên tuổi, số chứng minh thư...
Dự thảo cũng quy trách trách nhiệm của các bộ ngành nhằm hạn chế tác hại rượu bia, trong đó Bộ Giáo dục đào tạo có vai trò hướng dẫn học sinh sinh viên, Bộ Thông tin truyền thông quản lý quảng cáo rượu bia...
Luật phòng chống tác hại rượu bia được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5-2019, là bộ luật có thời gian từ ý tưởng đến xây dựng và thông qua lâu nhất (xấp xỉ 15 năm), đặc biệt thu hút sự quan tâm của người dân do những tác hại kinh khủng của rượu bia tới đời sống hàng ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận