Phát biểu tại hội thảo về nghiên cứu này do Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Quỹ châu Á tổ chức ngày 19-7, ông Khương khẳng định: “Mình đem nhân dân ra thí điểm là không được, mà cần nói rõ TP.HCM và TP Đà Nẵng chẳng hạn, sẽ quyết định tổ chức chính quyền đô thị. Còn quá trình làm, gặp khiếm khuyết chỗ nào thì bổ sung”. Theo ông Khương, năm TP trực thuộc trung ương hiện nay phải tổ chức chính quyền đô thị, không thể tổ chức chính quyền như hiện nay được vì nó sẽ không tạo điều kiện cho quản lý một đô thị lớn.
Cùng quan điểm với ông Khương, ông Võ Văn Thôn - nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM - nói rằng nghe cụm từ “thí điểm” đã thấy dị ứng rồi. Ông cho rằng không nên đặt vấn đề thí điểm mà cứ quyết định làm, còn kết quả thành hay bại chính là thí điểm. “Không bao giờ phát động cách mạng mà làm thí điểm cả. Nếu làm một cuộc cách mạng mà tuyên bố đây là cuộc cách mạng thí điểm thì chắc có lẽ không ai tham gia” - ông Thôn nói.
Trong khi đó, ông Trương Văn Lắm - giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM - lại cho rằng hiện chưa có một mô hình chính quyền đô thị, chưa được pháp luật quy định rõ chính quyền đô thị khác với chính quyền nông thôn, nên cần tổ chức thí điểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận