Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết chưa có quy định nào về việc xếp hạng học sinh trong lớp và đề nghị các địa phương rà soát, chấn chỉnh - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ông Thái Văn Tài - quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT - khẳng định như trên với Tuổi Trẻ sau khi Thường trực UBND TP.HCM có văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT TP chỉ đạo các trường bỏ xếp hạng trong lớp học.
Bộ GD-ĐT rất cần sự giám sát, đồng hành của chính quyền địa phương từ cấp xã đến tỉnh. Nếu không, sẽ rất khó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những việc làm sai của các cơ sở giáo dục".
Ông Thái Văn Tài
Ông Tài cho biết: "Hiện nay, học sinh tiểu học được thực hiện đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22. Riêng học sinh THCS và THPT được thực hiện đánh giá theo thông tư 58 (năm 2011) của Bộ GD-ĐT. Trong các văn bản này, không quy định việc xếp hạng học sinh.
Qua kiểm tra giám sát việc thực hiện tại các địa phương, chúng tôi cũng chưa thấy địa phương nào có văn bản quy định việc xếp hạng học sinh. Tại TP.HCM cũng chưa từng ra bất cứ quy định nào yêu cầu các trường xếp hạng học sinh".
* Nhưng việc UBND TP.HCM phải có văn bản yêu cầu bỏ xếp hạng để giảm áp lực cho giáo viên, học sinh thì dư luận nên hiểu như thế nào?
- Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc giảm áp lực học tập cho học sinh, giảm áp lực cho giáo viên, các chỉ đạo này đang được các nhà trường tích cực thực hiện. Nhưng vẫn có những nơi làm sai quy định, sai chỉ đạo của bộ, gây ra những bức xúc trong dư luận.
Nếu một số trường tại TP.HCM tiến hành xếp hạng học sinh là sai quy định. Việc này gây áp lực thi đua cho giáo viên, áp lực cho học sinh. Thường trực UBND TP.HCM có văn bản yêu cầu bỏ xếp hạng trong lớp là cần thiết, thể hiện sự đồng hành với Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT đánh giá cao chỉ đạo này.
* Vậy cần có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng tương tự xảy ra ở các địa phương khác?
- Về việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo thực hiện đánh giá hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực, giúp học sinh tự tin chủ động tham gia các hoạt động học tập, tạo cơ hội cho các em bộc lộ, phát huy những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Việc đổi mới đánh giá học sinh sẽ hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục có các chỉ đạo yêu cầu các sở GD-ĐT rà soát trên địa bàn, phổ biến quy định đến từng trường, từng giáo viên để thực hiện đúng việc đánh giá học sinh, chấn chỉnh những việc làm chưa đúng vẫn đang tồn tại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận