19/07/2020 07:51 GMT+7

Không để tỉnh nào ở miền Trung - Tây Nguyên tăng trưởng âm

TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG
TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG

TTO - Phát biểu trước lãnh đạo các tỉnh thành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ngày 18-7, Thủ tướng đã nhấn mạnh như vậy.

Không để tỉnh nào ở miền Trung - Tây Nguyên tăng trưởng âm - Ảnh 1.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng - Ảnh: NGÔ MINH

Trong chỉ đạo, điều hành không để thất thoát tài sản nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Thời gian tới các địa phương sẽ tiến hành đại hội Đảng các cấp nhưng cũng không quên chăm lo cho đời sống người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết qua số liệu đánh giá 6 tháng, kinh tế khu vực này đang giảm nhanh, mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua, đặc biệt ở các tỉnh có thế mạnh về du lịch. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các địa phương, doanh nghiệp không than nghèo kể khổ mà đi sâu tìm các giải pháp tháo gỡ, hiến kế, quyết tâm vượt khó.

Đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên quan tâm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cam kết đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể. Thủ tướng cho biết ông Lê Trí Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, một trong ba tỉnh có mức tăng trưởng âm nhiều nhất cả nước, đã cam kết mức tăng trưởng dương 3% cho năm 2020.

Thủ tướng yêu cầu không để tỉnh nào ở miền Trung - Tây Nguyên tăng trưởng âm. Để đạt được điều đó, các tỉnh cần đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công phải đạt 100%, kể cả vốn ODA. Đối với vốn kế hoạch 2020 chưa giao chi tiết cho từng dự án trước 30-7 phải báo cáo Thủ tướng điều chuyển cho các bộ ngành, tỉnh thành có khả năng giải ngân cao.

Nói về việc giải ngân đầu tư công trong bối cảnh kinh tế khó khăn mà làm chậm chạp, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên phải tháo gỡ khó khăn cho các dự án ở địa phương cũng như thu hút các dự án mới. Thủ tướng nêu rõ Quốc hội đã trao quyền cho Thủ tướng trong việc điều chuyển vốn giữa các địa phương. "Địa phương nào không tiêu hết tiền, yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều động; hay địa phương nào cần tiền để phát triển, Chính phủ mang tiền đến" - ông nói.

Lấy ví dụ về TP Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa vừa qua tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư thành công, thu hút nhiều tỉ USD, Thủ tướng nhắc lại tiềm năng rất lớn của các tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên với 9 sân bay, 14 cảng biển, 9 khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp có hạ tầng tốt, nhiều sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh, có bờ biển là sản phẩm du lịch đặc sắc. 

"Biết bao nhà đầu tư trong nước đang mong chờ nếu chúng ta muốn thu hút, tạo điều kiện cho họ. Biết bao dự án đang không hoạt động nếu chúng ta không tháo gỡ" - ông nói.

Các tỉnh Tây Nguyên xin mở đường cao tốc

Tại hội nghị, hơn 100 kiến nghị của lãnh đạo các tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã được gửi tới Thủ tướng. Trong đó, đáng chú ý là các tỉnh Tây Nguyên đều kiến nghị đầu tư hạ tầng giao thông, mở đường cao tốc để tạo động lực phát triển.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ nghiên cứu mở đường cao tốc nối Buôn Ma Thuột - Nha Trang. Tỉnh Đắk Nông kiến nghị đầu tư đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, dự án đường cao tốc từ Gia Nghĩa đi TP.HCM, nâng cấp quốc lộ 28 nối Gia Nghĩa xuống Bình Thuận, đầu tư xây dựng đường sắt lên Tây Nguyên. Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. 

Tỉnh Gia Lai đề nghị sớm mở đường cao tốc quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với cửa khẩu Lệ Thanh qua Lào và Campuchia, sớm phê chuẩn quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Pleiku, có cơ chế xã hội hóa phát triển hệ thống truyền tải điện cho các dự án năng lượng tái tạo...

Cũng tại hội nghị, ông Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép dừng việc rà soát, xử lý đối với các dự án tương tự nêu tại kết luận 2852 của Thanh tra Chính phủ. 

Đồng thời, ông Thơ cũng kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo xử lý kháng nghị giám đốc thẩm lại phần dân sự bản án sân vận động Chi Lăng do giao dịch không có hiệu lực pháp lý, bản án không thực thi được.

 Ngoài ra, Đà Nẵng còn kiến nghị Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo những nội dung vướng mắc về việc thu hồi khu đất 29ha thuộc khu đô thị quốc tế Đa Phước.

Tại hội nghị lần này, một số doanh nghiệp lớn đang đầu tư tại vùng cũng đã đề xuất tháo gỡ khó khăn đầu tư.

Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định 1053 thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương. Các đoàn công tác này do Thủ tướng, các phó thủ tướng và một số bộ trưởng làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra số 1 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn, kiểm tra các địa phương TP.HCM, Đồng Nai, một số địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, ĐBSCL.

Đoàn kiểm tra số 2 do Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng.

Nội dung làm việc của các đoàn công tác là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; kiểm tra, đôn đốc, xử lý vướng mắc và các vấn đề phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020. Thời gian kiểm tra từ ngày 18-7 đến 31-8.

CHINHPHU.VN

Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công TP.HCM Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công TP.HCM

TTO - Thủ tướng sẽ trực tiếp kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc sản xuất kinh doanh, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM, Đồng Nai, một số địa phương miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp