Cơ quan điều tra công bố quyết định khởi tố ông Lò Văn Huynh (đứng giữa), trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La - Ảnh cắt từ clip
Đồng thời, không để có "vùng cấm" khi xử lý gian lận. Các chuyên gia, nhà giáo khẳng định như vậy về việc xử lý gian lận thi cử, đặc biệt là sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ lên tiếng mạnh mẽ về những sai phạm ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình.
Phải xác định rõ người nhận tiền nâng sửa điểm là người nhận hối lộ, còn phụ huynh đi "mua" điểm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh của người đưa hối lộ, chứ không phải là lỗi vi phạm thông thường".
Ông Lê Như Tiến (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)
PGS.TS Lê Hữu Lập (nguyên phó giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông):
Cần bổ sung chế tài bịt "lỗ hổng"
Là người gắn bó nhiều năm với ngành giáo dục, tôi rất sốc khi trong ngành có những con người bất chấp luật pháp, bất chấp luân thường đạo lý để thực hiện hành vi gian dối thi cử kinh khủng như vậy.
Về việc xử lý gian lận, tôi nghĩ những có bài thi được nâng, sửa điểm không thể được tiếp tục theo học đại học dù điểm chấm thẩm định vẫn đủ điểm trúng tuyển đi chăng nữa.
PGS.TS Lê Hữu Lập
Thực ra, Bộ GD-ĐT cho rằng nếu căn cứ vào quy chế thi THPT quốc gia 2018 thì không thể xử lý bài thi của thí sinh bị ngoài việc trả về điểm thật sau chấm thẩm định là chưa thật sự thỏa đáng.
Việc công nhận kết quả thi hay công nhận kết quả xét tuyển không chỉ phụ thuộc quy chế thi mà còn có thể vận dụng những quy chế liên quan đến học sinh, sinh viên.
Với thi trắc nghiệm, thí sinh thi xong sẽ đối chiếu đáp án, đếm được câu trả lời đúng, sai, biết kết quả ngay, nên nếu đang từ 5-6 điểm mà nâng lên 8-9, thậm chí từ điểm 0, điểm 1 mà vọt lên điểm 9-10 thì không thể nói không biết. Nếu xét về tư cách đạo đức, sự trung thực thì có thể đánh trượt ngay những thí sinh này.
Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ vận dụng quy chế thi THPT quốc gia 2018, nếu phân tích một cách kỹ lưỡng thì cũng không thể nói là không đủ cơ sở để xử lý thí sinh.
Chẳng hạn, khoản 4 điều 49 trong quy chế thi THPT quốc gia quy định về trừ điểm bài thi có tình huống "cho điểm 0" với "bài thi có chữ viết của hai người trở lên". Như vậy, ít nhất với các bài trắc nghiệm đã xác định có tẩy xóa, tô lại đáp án để nâng sửa điểm chắc chắn có nét tô của hai người, tại sao lại không cho bài thi nâng điểm gian lận đó về 0 điểm?
Quy chế thi THPT quốc gia 2019 phải điều chỉnh những điểm còn thiếu khuyết này để đủ căn cứ hủy kết quả, không cho thí sinh có bài thi nâng sửa điểm được xét tuyển vào đại học, kể cả các trường xét tuyển bằng học bạ. Rất tiếc quy chế thi THPT quốc gia 2019 ban hành vừa qua không tính toán để bổ sung những quy định bịt "lỗ hổng" trên.
Nhưng dù quy chế đã ban hành, bộ vẫn phải xem xét quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cân nhắc bổ sung, điều chỉnh những điểm cấp thiết, nhằm áp dụng khả thi cho kỳ thi sắp tới.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức (viện trưởng Viện khoa học cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân, ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội):
Cần mở rộng điều tra
Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức
Các cơ quan tiến hành tố tụng cần tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý nghiêm những hành vi nhận hối lộ và đưa hối lộ. Nếu cha mẹ, người thân của các thí sinh được nâng điểm có hành vi hối lộ thì phải khởi tố về tội đưa hối lộ khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trường hợp không dùng tiền hay lợi ích vật chất khác mà dùng chức vụ quyền hạn yêu cầu nâng điểm thì cần xử lý về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần rà soát các trường hợp trúng tuyển các trường tốp đầu trên cả nước trong các năm 2016, 2017 nhưng có lực học yếu, trung bình để xem có tình trạng nâng điểm bất hợp pháp không.
GS.TS Phạm Tất Dong (nguyên phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam):
Truy trách nhiệm đến cùng
GS.TS Phạm Tất Dong
Bất cứ ai liên quan tới gian lận điểm thi đều cần phải truy trách nhiệm đến cùng. Trong vụ gian lận thi cử năm 2018, lỗi lớn nhất là ở phụ huynh. Vì nhiều phụ huynh biết rõ sức học hạn chế của con, lẳng lặng đi mua điểm, hoặc bằng cách này, cách kia để tác động nâng điểm.
Khả năng thí sinh không biết việc gian lận là có. Nhưng khi được báo kết quả, kết quả thi tăng vọt so với năng lực, mức độ làm bài của mình thì thí sinh phải biết. Các em đã 18 tuổi và hoàn toàn có thể nhận thức được sự việc. Nhưng các em im lặng, chấp nhận kết quả đó để nhập học. Như vậy thí sinh cũng không thể không có trách nhiệm trong việc này.
Chúng ta xử lý nhân văn nhưng không có nghĩa là cho qua. Gian lận thi cử đã làm hàng trăm thí sinh giỏi bị mất chỗ vào trường ĐH mà họ yêu thích, làm méo mó chính sách đào tạo nhân lực, tài năng của đất nước. Đó là thất thoát tài năng rất lớn.
Để công bằng với tất cả thí sinh, quan điểm của tôi là không công nhận kết quả thi, xét tuyển của thí sinh có bài thi nâng điểm. Nếu thí sinh muốn đi học thì có thể được phép thi lại vào năm sau. Như thế mới giáo dục được các thế hệ học sinh sau này học thật, thi thật, chăm chỉ, trung thực.
Nhiều thí sinh "sửa điểm" chọn học ngành kinh tế
Ngày 22-4, thông tin từ một loạt trường kinh tế đầu bảng phía Bắc như Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính... đều cho biết đang phải xử lý thí sinh được nâng sửa điểm đến từ Sơn La, Hòa Bình trúng tuyển vào trường.
PGS.TS Bùi Đức Triệu - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân - cho biết sáng 22-4, hội đồng tuyển sinh nhà trường đã họp để thống nhất phương án xử lý với thí sinh Sơn La có điểm chấm thẩm định thay đổi đang theo học tại trường.
Trong đó, có 5 thí sinh điểm thấp hơn so với điểm trúng tuyển bị xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển và 2 thí sinh dù điểm sau chấm thẩm định bị giảm nhưng vẫn đủ điểm trúng tuyển sẽ được tiếp tục theo học tại trường.
Trước đó, hội đồng tuyển sinh nhà trường cũng đã quyết định xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển 2 thí sinh Hòa Bình đang học tại trường sau khi trả về điểm thật đã không đủ điểm trúng tuyển. Như vậy, đến thời điểm này, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã hủy kết quả trúng tuyển của 7 thí sinh được nâng điểm.
Cũng trong ngày 22-4, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - giám đốc Học viện Tài chính - ký quyết định xóa tên thí sinh khỏi danh sách trúng tuyển hệ đại học chính quy khóa tuyển sinh năm 2018 với một thí sinh được nâng điểm đến từ Hòa Bình. Đó là thí sinh L. trúng tuyển vào ngành kế toán và đang theo học chuyên ngành kế toán công. Điểm xét tuyển của L. giảm từ 24,2 điểm xuống còn 17,3 điểm, thấp hơn điểm chuẩn ngành kế toán (21,25 điểm).
Ngọc Hà
Thăm dò ý kiến
Trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh được nâng điểm hiện vẫn tiếp tục được học đại học vì điểm thật của họ đủ để trúng tuyển. Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận