14/11/2019 17:00 GMT+7

Không còn chính quyền phường chứ không chỉ bỏ HĐND phường

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Cần đặt thẳng vấn đề là không tổ chức cấp chính quyền phường nữa thì sẽ dễ hiểu hơn là thí điểm bỏ HĐND phường - đại biểu Phùng Văn Hùng bình luận việc cho Hà Nội thí điểm không tổ chức HĐND ở 177 phường.

Không còn chính quyền phường chứ không chỉ bỏ HĐND phường - Ảnh 1.

Đại biểu Phùng Văn Hùng cho rằng nước ta diện tích nhỏ mà chia thành 63 tỉnh, TP là quá nhiều - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều nay 14-11, Quốc hội họp phiên toàn thể để thảo luận nội dung dự thảo nghị quyết cho TP Hà Nội thí điểm không tổ chức HĐND ở 177 phường.

Ủng hộ chủ trương thí điểm, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng (đại biểu Cao Bằng) cho rằng cách thức tổ chức chính quyền địa phương mấy chục năm qua không thay đổi, trong khi vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đã được điều chỉnh cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội.

"Ví dụ giao thông bây giờ rất phát triển, khiến việc đi lại rất dễ dàng; dịch vụ công trước đây nhà nước bao hết, bây giờ xã hội hóa rất nhiều", đại biểu Hùng phân tích.

Theo ông Hùng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân cư sống tập trung, là điều kiện để thí điểm không tổ chức cấp chính quyền phường nữa. "Chúng ta cần đặt thẳng vấn đề là không tổ chức cấp chính quyền phường nữa thì sẽ dễ hiểu hơn là thí điểm bỏ HĐND phường", ông Hùng nói.

Như vậy, chính quyền đô thị ở thủ đô Hà Nội chỉ còn hai cấp là cấp thành phố và cấp quận. Bộ máy hành chính ở phường sẽ do quận, thị xã thiết lập. Quyền lợi, đại diện cho người dân vẫn được đảm bảo bởi đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND quận, thị xã.

Từ những phân tích trên, đại biểu Phùng Văn Hùng cho rằng cần tiến tới nghiên cứu tổ chức lại một cách toàn diện hệ thống đơn vị hành chính trên toàn quốc.

"Đất nước ta diện tích có hạn mà chia thành 63 tỉnh, TP là quá nhiều, làm cho nguồn lực về con người, tài nguyên trở nên manh mún, cộng với tình trạng cát cứ địa phương nữa sẽ làm đất nước khó phát triển", ông bình luận.

Góp ý dự thảo nghị quyết, đại biểu Phan Thị Bình Thuận (TP.HCM) nhắc lại cuộc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại 10 tỉnh, TP trước đây, được đánh giá là mang lại nhiều kết quả tốt.

Bà cũng đồng tình với phân tích của Chính phủ là hoạt động HĐND phường còn mang tính hình thức, làm gián đoạn tính thông suốt, hiệu quả của hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền TP.

"Tôi kiến nghị Quốc hội cho phép thí điểm mô hình này tại một số tỉnh, TP khác để có cơ sở so sánh, đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình giúp triển khai áp dụng sau này", đại biểu Thuận nói.

"Tôi cũng đề nghị tên gọi của nghị quyết là thí điểm không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại các phường của TP Hà Nội", đại biểu TP.HCM cũng cho rằng Ủy ban hành chính là tên gọi phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan hành chính tại địa bàn phường.

Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) đồng tình nếu thí điểm thì không gọi cơ quan hành chính ở phường là UBND nữa. Không nên lấy lý do nếu đổi tên thì nó phức tạp vì phải đổi con dấu, đổi giấy tờ…, bởi giữ tên gọi cũ sẽ không đúng bản chất.

"Phải khẳng định dứt dạt rằng đây chỉ là cơ quan đại diện hành chính của quận, thị xã tại phường chứ không phải là một cấp hành chính", ông Thân nói.

Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc (chủ tịch HĐND TP Hà Nội) khẳng định thí điểm lần này là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Bà giải thích rằng việc thí điểm bỏ HĐND tại phường là để tổ chức mô hình chính quyền đô thị 2 cấp thay vì 3 cấp như hiện nay.

Nhiệm kỳ 2021-2026, 177 phường Hà Nội không có Hội đồng nhân dân Nhiệm kỳ 2021-2026, 177 phường Hà Nội không có Hội đồng nhân dân

TTO - Nếu được Quốc hội thông qua, quy định thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại Hà Nội sẽ bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp