Nếu bệnh viện không trị được thì phải cho cô tôi chuyển viện ngay để lọc máu, chứ sao giữ lại để cô chết oan uổng?
Bác sĩ Trịnh Nhựt Toản (phó tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa Triều An) trả lời:
- Bệnh nhân Nguyễn Thị Hạt nhập viện lúc 18g30 ngày 4-9 do bị ong đốt nhiều nốt ở vùng đầu sau gáy, vai và cánh tay. Bác sĩ khám thấy mạch, huyết áp ổn định, chưa có dấu hiệu của sốc phản vệ. Bệnh nhân được xử trí ngay bằng truyền dịch NaCl 0,9% và thuốc kháng viêm, giảm đau. Sau đó bệnh nhân được theo dõi sát. Đến 8g sáng 5-9, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của sốc phản vệ: sưng phù nơi ong đốt, mệt, khó thở, huyết áp thấp và được xử trí hồi sức tích cực theo đúng phác đồ với thuốc vận mạch, kháng phản ứng phản vệ, thở oxy, truyền dịch chống sốc và các thuốc cấp cứu hỗ trợ khác...
Đến 13g10 cùng ngày, sốc phản vệ diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân lơ mơ, khó thở nặng, suy đa cơ quan và rối loạn điện giải... được bác sĩ cho thở máy, lọc máu cấp cứu và các thuốc cấp cứu hỗ trợ khác. Đến 22g10 tình trạng bệnh nhân không cải thiện do sốc phản vệ xảy ra trầm trọng. Bác sĩ đã giải thích và thông báo với gia đình việc hồi sức không hiệu quả, sau đó gia đình làm giấy cam kết xin cho bệnh nhân về để mất tại nhà.
Hiện nay chỉ có huyết thanh kháng nọc độc rắn chứ không có huyết thanh kháng độc ong nên việc gia đình cho rằng bệnh viện không có thuốc trị ong đốt nhưng vẫn giữ bệnh nhân lại là không đúng. Ngoài ra, việc lọc máu cấp cứu khi bệnh nhân suy đa phủ tạng là để lọc các chất độc do cơ thể tiết ra, chứ không phải để lọc nọc độc ong như gia đình bệnh nhân đã thắc mắc sao không lọc máu ngay khi bệnh nhân mới nhập viện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận