Số cây cao su già không cho mủ đã được đốn bỏ để trồng lại cây con - Ảnh: An Bang |
Trước đó có thông tin người dân ở hai xã này phá rừng cao su để bán gỗ và chuyển sang trồng cây keo vì cao su không mang lại hiệu quả kinh tế.
Ông Phan Hữu Tuế cho biết với những diện tích cao su mà cây đã đến tuổi già, không còn cho mủ nữa, người dân phải chặt bỏ để khai thác gỗ. Sau khi chặt bỏ, người dân đã và đang trồng lại cây cao su con.
Ông Tuế cho biết thêm một số trường hợp rất ít chuyển sang trồng keo là vì gia đình thiếu lao động do con cái lớn đã lập gia đình riêng, tuổi già sức yếu chứ không phải vì trồng cao su thiếu hiệu quả.
Bà con nông dân ở hai xã trên cũng khẳng định không có việc chặt bỏ cây cao su để trồng keo.
Ông Nguyễn Chánh Thanh, một người dân ở thôn Bình Toàn, xã Hương Bình, cho biết gia đình ông có 3ha cao su, trong đó khoảng 1ha trồng từ năm 1994 đã đến tuổi già, không còn cho mủ nữa, nên ông chặt bỏ và đã trồng lại lứa cao su mới.
Theo lãnh đạo xã, xã Bình Điền có hơn 400ha cao su và xã Hương Bình có hơn 1.000ha cao su. Cuộc sống người dân nơi đây đã trở nên khá giả cũng nhờ cây cao su.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận