17/12/2024 06:00 GMT+7

Không có căn cước công dân của chồng, đơn phương ly hôn được không?

Tôi và chồng không ở chung, không cùng hộ khẩu. Hiện tại tôi muốn đơn phương ly hôn.

Tuy nhiên tôi không có căn cước công dân của chồng, hộ khẩu nhà chồng, vậy phải làm sao để xin ly hôn?

Bạn đọc V.U.L gửi câu hỏi.

- Luật sư Lê Hà My (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Không có CCCD và hộ khẩu nhà chồng, đơn phương ly hôn được không? - Ảnh 1.

Luật sư Lê Hà My

Nếu vợ chồng không thuận tình ly hôn thì việc khởi kiện ly hôn theo yêu cầu của một bên cần phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của luật này thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Nếu thỏa mãn một trong các trường hợp trên thì việc khởi kiện yêu cầu ly hôn được thực hiện theo trình tự thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Cụ thể, bạn cần nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng cư trú, làm việc theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đơn khởi kiện phải được soạn thảo theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP và đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Hồ sơ cần kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm trong quan hệ hôn nhân.

Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc phải nộp căn cước công dân hay sổ hộ khẩu của người chồng trong vụ kiện ly hôn do người vợ tiến hành nộp đơn khởi kiện.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tòa án yêu cầu nguyên đơn khi nộp đơn khởi kiện phải có đầy đủ tài liệu chứng minh nhân thân của cả vợ lẫn chồng để xác minh thông tin của bị đơn, xác định thẩm quyền của tòa án cũng như hỗ trợ việc cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng.

Cần làm rõ rằng quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn là một quyền được pháp luật Việt Nam công nhận và được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình.

Về mặt nguyên tắc, tòa án không thể từ chối tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện ly hôn đơn phương vì thiếu bản sao căn cước công dân, hộ khẩu của người chồng.

Căn cứ các nội dung trên, bạn vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn ngay cả khi không cung cấp bản sao căn cước công dân, hộ khẩu của chồng.

Tuy nhiên, để thuận tiện khi làm việc với tòa án, trong hồ sơ, bạn nên bổ sung thông tin cá nhân và nơi cư trú của chồng được ghi nhận trong giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu bạn đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thể tự thu thập tài liệu, chứng cứ, có thể yêu cầu tòa án hỗ trợ thu thập theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 và Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Chậm cấp bằng lái xe B2, khiếu nại được không? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Không có căn cước công dân của chồng, đơn phương ly hôn được không? - Ảnh 4.Chồng chưa ly hôn vợ cũ, nếu chồng chết tôi có được hưởng tài sản không?

Chồng và vợ cũ không sống chung với nhau nhưng không ly hôn, vậy nếu chồng chết tôi có được hưởng tài sản của chồng để lại?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp