Còn Cục Di sản văn hóa đã có văn bản gửi Sở VH-TT&DL tỉnh Thừa Thiên - Huế hay chưa thì bộ sẽ kiểm tra lại. Tuy nhiên, ông Động khẳng định: “Không thể cấm kinh doanh ở di tích, bảo tàng, nhất là theo nghị định 43 và 130 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp có thu được phép kinh doanh và khai thác cơ sở vật chất của họ”.
Thừa nhận về luật lệ, việc kinh doanh ở các di tích như Tứ Phương Vô Sự không sai nhưng theo ông Động, “dịch vụ đó có đảm bảo phục vụ du khách hay không, hay du khách thì ít mà bán cho người ở ngoài thì nhiều, hoặc tổ chức nhếch nhác quá đâm ra phản cảm. Ví dụ như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng có bán bia hơi... thì phải phản đối kịch liệt. Quan điểm của tôi là không nên cấm mà quan trọng là nó được tổ chức như thế nào cho phù hợp. Người ta sau khi đi thăm di tích, bảo tàng... có thể ngồi lại uống một ly nước. Nếu cấm thì người ta biết ngồi đâu, uống gì?
Ông Động cho biết thêm: "Từ năm ngoái, bộ đã giao Cục Di sản văn hóa nghiên cứu mô hình phù hợp cho các loại hình kinh doanh dịch vụ ở di tích, bảo tàng nhưng mãi vẫn chưa xong. Quy định về việc này rất khó, cần phải có một mô hình mẫu, quầy bar thế nào, diện tích ra sao... Ở nước ngoài họ làm rất vừa phải, không xô bồ, chỉ phục vụ du khách đến tham quan. Nếu kinh doanh theo kiểu giao cho tư nhân làm, tư nhân lại tìm cách lôi kéo khách ngoài đường vào thì hỏng ngay”.
Cùng ngày, ông Nguyễn Thế Hùng (cục trưởng Cục Di sản văn hóa) cho biết đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết của Sở VH-TT&DL tỉnh Thừa Thiên - Huế về sự việc ở Tứ Phương Vô Sự. Ông Hùng cũng nêu lý do “phải chờ trong Huế báo cáo ra xem tình hình như thế nào. Hiện tại tôi cũng chưa biết họ đã làm những gì và làm như thế nào”.
Kiến trúc sư Lê Thành Vinh (viện trưởng Viện Bảo tồn di tích): Không nên lẫn lộn giữa phát huy giá trị và hoạt động dịch vụ Trong bảo tồn di tích, ngoài việc bảo tồn, tu bổ, phục hồi... cũng cần phải tính đến hai nội dung quan trọng là: phát huy giá trị di tích và hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn hai hoạt động này, mặc dù nhiều khi người ta tính đến việc kết hợp chúng với nhau. Đối với các hoạt động dịch vụ ở di tích phải luôn cân nhắc cho phù hợp, nhất thiết không được làm ảnh hưởng đến những đặc điểm, giá trị vốn có của di tích. Giá trị của di tích không chỉ là yếu tố kiến trúc, cảnh quan... mà còn là không gian lịch sử, văn hóa... những thứ không phải là vật thể nhưng lại góp phần truyền cảm xúc đến du khách và chúng ta phải bảo tồn. Vì vậy, việc biến không gian cả bên trong và bên ngoài lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê là không phù hợp, không phát huy giá trị của di tích. Hơn nữa, cùng với việc hình thành quán cà phê, nó tạo ra một không gian khác với không gian vốn có của di tích. Ngoài ra, với tổng thể của Đại Nội có rất nhiều chỗ có thể chọn làm điểm dịch vụ, chứ không nhất thiết phải biến một công trình có ý nghĩa quan trọng vừa được phục hồi thành quán cà phê. H.HƯƠNG ghi |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận