12/11/2023 09:00 GMT+7

Khói xanh là thiếu nữ Mông mang sắc chàm xuống phố

‘Ở trên đấy, mình chỉ học đến cấp 2, đi lấy chồng thì cũng làm việc ở nhà chồng, bọn em sẽ không được đi học nữa. Em nghĩ đây là cơ hội để em biết được nhiều thứ để có thể áp dụng vào loại vải của bọn em’, Sùng Thị Lan chia sẻ tại triển lãm Khói xanh.

Sùng Thị Lan hướng dẫn du khách nước ngoài nhuộm vải với nước chàm được mang từ Sa Pa xuống - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Sùng Thị Lan hướng dẫn du khách nước ngoài nhuộm vải với nước chàm được mang từ Sa Pa xuống - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Không đơn thuần chỉ là một triển lãm trưng bày các sản phẩm ứng dụng của vải chàm, "Khói xanh" còn là nơi các cô gái Mông vẽ ước mơ từ chính nghề truyền thống.

Từ vải chàm, vẽ sáp ong truyền thống

Trong không gian tràn sắc xanh tại Học viện thiết kế và thời trang London - Hà Nội, những tấm vải chàm mới nhuộm xong còn nguyên mùi chàm thu hút ánh nhìn của người xem. Sùng Thị Lan - cô gái Mông từ bản Sín Chải, thị xã Sa Pa, Lào Cai - nở nụ cười tươi rói hướng dẫn du khách trải nghiệm nhuộm chàm.

Thấm thoắt đã một tháng, Lan cùng hai bạn Châu Thị Bâu và Vàng Thị Ày rời bản xuống thủ đô học thêm những kiến thức mới về thời trang để hiểu hơn và biết cách giữ nghề truyền thống.

Đó là hoạt động trong dự án "Hướng nghiệp cho thiếu nữ vùng cao" do Thung lũng khói xanh kết hợp với Học viện thiết kế và thời trang London - Hà Nội thực hiện nhằm giúp các bạn nữ dân tộc Mông có cơ hội được học tiếp.

Trải nghiệm thử nhuộm vải với nước chàm là hoạt động được nhiều du khách tò mò - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trải nghiệm thử nhuộm vải với nước chàm là hoạt động được nhiều du khách tò mò - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Dự án được khởi xướng một cách tình cờ từ ý tưởng của chị Nguyễn Thị Phương Mai - chủ nhiệm dự án - cho biết trong thời gian tổ chức lớp học văn hóa, học nghề cho các bạn trẻ trên bản.

"Sau mỗi đợt học, chúng tôi thấy cơ hội để cho các bạn nữ được đi ra khỏi bản để học thêm và học cao hơn rất ít. Một phần vì phong tục bản địa, thêm vào đó, các chị cũng không tự tin va chạm với người lạ trong một môi trường mới.

Họ đều có thế mạnh là biết may vá, thêu thùa từ rất lâu. Từ đó mình đã viết dự án gửi cho trường và được sự đồng ý ngay lập tức. 

Cuối tháng 8, các bạn sinh viên tại trường đã có đợt lên bản dạy cho các chị em phụ nữ Mông. Sau khi dự án đó kết thúc, nếu để đến hè năm sau thì quá lâu nên chúng tôi đã thay đổi dự án, đưa các bạn xuống Hà Nội học", chị Mai chia sẻ.

Trong suốt một tháng vừa qua, Lan đã học được thêm nhiều về may vá, thêu thùa, các kỹ thuật mới của ngành thời trang như smoking - kỹ thuật khâu trên vải để tạo nếp gấp trên trang phục, đan dây đeo túi, đan túi. 

"Em cảm thấy may mắn vì được xuống đây học vì ở trên đấy chỉ học đến cấp 2 là không được học nữa. Đi lấy chồng thì cũng làm việc ở nhà chồng, bọn em sẽ không được đi học", Lan bày tỏ.

Sùng Thị Lan

"Sau khi học xong, em sẽ dạy cho các bạn trong bản vì muốn các bạn cũng được biết như mình"

Khung cửi, guồng quay tơ được bà con người Mông mang từ Sín Chải  xuống Hà Nội để giới thiệu văn hóa truyền thống tới du khách và người dân thủ đô - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Khung cửi, guồng quay tơ được bà con người Mông mang từ Sín Chải xuống Hà Nội để giới thiệu văn hóa truyền thống tới du khách và người dân thủ đô - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đến sản phẩm mang tính ứng dụng cao

Tất cả các sản phẩm trong triển lãm "Khói xanh" đều là những tác phẩm do chính Lan, Bâu và Ày thực hiện khi được các bạn sinh viên tại Học viện thiết kế và thời trang London - Hà Nội hướng dẫn.

Cũng là vải chàm, cũng là họa tiết sáp ong truyền thống nhưng tất cả đã có một cuộc đời mới khi chúng được biến hóa, ứng dụng trong nhiều sản phẩm từ thời trang, đồ trang trí đến nội thất.

Các sản phẩm ứng dụng do chính Lan, Bâu và Ày thực hiện trong một tháng xuống phố học - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Các sản phẩm ứng dụng do chính Lan, Bâu và Ày thực hiện trong một tháng xuống phố học - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Lên Sa Pa, gắn bó với đời sống của bà con địa phương suốt 17 năm qua, chị Mai chủ nhiệm dự án cũng không khỏi bất ngờ vì tốc độ học của các bạn thiếu nữ Mông. Nhiều bài học được thiết kế để dạy trong 1 tuần, nhưng các bạn chỉ cần 1-2 buổi đã học xong.

"Muốn các bạn trẻ học nghề thì nghề đó còn phải nuôi sống được các bạn. Chúng tôi mong muốn thông qua triển lãm các bạn có thể giới thiệu nghề truyền thống của mình và cho mọi người thấy rằng "sau khi tôi học những kỹ thuật mới tôi có thể tạo ra các sản phẩm vẫn giữ được dáng dấp truyền thống nhưng phù hợp với cuộc sống hiện đại", chị Mai chia sẻ.

Thành phẩm trải nghiệm thử nhuộm chàm tạo họa tiết của du khách - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Thành phẩm trải nghiệm thử nhuộm chàm tạo họa tiết của du khách - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Các thiếu nữ Mông học kỹ thuật mới của ngành thời trang dưới sự hướng dẫn của các bạn sinh viên tại trường - Ảnh: BTC

Các thiếu nữ Mông học kỹ thuật mới của ngành thời trang dưới sự hướng dẫn của các bạn sinh viên tại trường - Ảnh: BTC

Sau một tháng ở Hà Nội, Lan, Bâu và Ày sẽ quay về bản để dạy kỹ thuật thời trang mình đã được học cho các bạn khác và thực hành thành thạo các kỹ thuật này. Từ nay đến khi kết thúc dự án, các bạn sẽ tiếp tục "đi học - thực hành - dạy lại" thêm 3 đợt nữa.

Những người thực hiện dự án mong muốn rằng "Khói xanh" sẽ đánh dấu sự khởi đầu của các bạn thiếu nữ Mông trên chặng đường mới. Và một năm sau khi kết thúc dự án, một triển lãm nữa sẽ được mở ra để thấy sự thay đổi của chính các bạn gái này.

Triển lãm "Khói xanh" diễn ra từ nay đến hết 19-11, tại Học viện thiết kế và thời trang London - Hà Nội.

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào MôngBảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông

Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục truyền thống của đồng bào Mông, chứa đựng những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp