15/01/2023 11:39 GMT+7

Khởi nghiệp vượt đại dịch: Biến nguy thành cơ khi gặp khó

Hai gương mặt khởi nghiệp ít nhiều người biết trong lĩnh vực giáo dục chia sẻ với diễn đàn câu chuyện lèo lái start-up vượt đại dịch ra sao.

Biến nguy thành cơ khi gặp khó - Ảnh 1.

Hoạt động khởi nghiệp vốn được các bạn trẻ rất quan tâm trong nhiều năm trở lại đây - Ảnh: Q.L.

Một ý tưởng độc đáo, một bầu nhiệt huyết đam mê là chưa đủ cho con đường dài mang tên khởi nghiệp.

TRẦN XUÂN TIẾN

Hữu Trí và Đình Hiếu còn là diễn giả, cùng chung say mê lĩnh vực giáo dục. Họ có thành tích học hành đáng kể và sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

- Anh NGUYỄN HỮU TRÍ (CEO Học viện kỹ năng Awake your power):

Lao vào "cơn bão" COVID-19

Đại dịch, giãn cách xã hội là thách thức mang tính sống còn đối với hoạt động giáo dục, trong đó có doanh nghiệp huấn luyện kỹ năng. Khi TP.HCM giãn cách xã hội nghiêm ngặt, chúng tôi đã dừng hoàn toàn việc dạy trực tiếp, hoặc phải dừng, hoặc chuyển đổi qua hoạt động trực tuyến.

Chúng tôi quyết tâm chuyển đổi nhưng không đánh đổi trải nghiệm rèn luyện của học viên. Học viện đã thiết kế lại hoàn toàn trải nghiệm để đảm bảo giữ nguyên chất lượng đào tạo. 

Ba tháng triển khai, liên tục nghiên cứu điều chỉnh, chúng tôi đã hoàn thành các lớp trực tuyến hiệu quả, thậm chí còn tốt hơn cả những lớp học trực tiếp trước đó. 

Học viên được hỗ trợ 1-1, tiết kiệm đáng kể lượng thời gian, tiền bạc và cả công sức di chuyển. Lượng học viên tăng nhanh, bắt đầu xuất hiện học viên ở cả nước ngoài.

Đại dịch được kiểm soát, xã hội dần trở lại bình thường, chúng tôi quyết tâm và bền bỉ với lối đi mới phù hợp trạng thái "bình thường mới". 

Song song mô hình huấn luyện trực tuyến kết hợp hỗ trợ cá nhân, chúng tôi duy trì mô hình làm việc từ xa. Nhân viên có thể về quê hoặc đến vùng đất họ yêu thích mà vẫn hoàn thành tốt công việc được giao.

Điều đó đòi hỏi cả tập thể phải thay đổi tư duy, cực kỳ chủ động, tinh thần kỷ luật cao. Chúng tôi cũng xây dựng lại toàn bộ cơ chế lương thưởng minh bạch, công bằng, đảm bảo phản ánh chính xác hiệu quả công việc của từng người càng giúp không khí làm việc chủ động, tích cực. 

Chúng tôi lao vào "cơn bão", mượn sức mạnh của nó để tiếp nguồn lực buộc mình phải lột xác, vứt bỏ những gì cũ kỹ.

- Anh LÊ ĐÌNH HIẾU (sáng lập viên Học viện G.A.P):

Tầm nhìn rõ ràng

Trong đại dịch, start-up chúng tôi vẫn tăng trưởng hơn 80%. Chúng tôi tập trung chăm sóc đội ngũ nhân sự nội bộ thay vì cắt giảm chi phí hay đẩy mạnh bán hàng. Đây là điều quan trọng nhất. 

Ngay khi đại dịch bùng nổ, chúng tôi lập tức triển khai việc hỗ trợ sức khỏe, nhất là sức khỏe tinh thần cho mọi người, đào tạo về tỉnh thức, cách thức làm việc, báo cáo tiến độ, điều lưu ý khi giao tiếp từ xa.

Chúng tôi chủ động chuyển sang sử dụng công nghệ khi hỗ trợ học viên. Việc đổi từ trực tiếp sang trực tuyến không quá khó, các công cụ và thao tác cũng không quá phức tạp vì chúng tôi vẫn theo mô hình hỗ trợ 1:1 hoặc 1:2. 

Có những điều chỉnh về chiến lược chung, chẳng hạn sản phẩm hơi đắt tiền sẽ được chia nhỏ để giá trị đơn hàng ít hơn dù việc chăm sóc khách hàng có khó hơn, vẫn giúp chúng tôi đảm bảo dòng tiền, phụ huynh yên tâm hơn.

Có những xáo trộn về nhân sự vì nhiều lý do, việc "thay máu" nhân sự 20 - 30% mỗi tháng là không hiếm. Điều cần và đã làm là giúp nhân sự thấy rõ tầm nhìn, sứ mệnh của công ty, giúp họ giữ được "lửa" và sự tận hiến cho tổ chức của mình. 

Như chúng tôi luôn xác định phải nỗ lực góp phần thay đổi tích cực những tài năng trẻ, hỗ trợ trẻ em vùng sâu vùng xa hay trẻ bị câm điếc.

Tài chính cũng là một thử thách. Start-up mới ra đời vài năm sẽ có tốc độ "đốt tiền" rất lớn, mà phải "đốt tiền" hiệu quả. 

Xuất thân lĩnh vực tài chính nên tôi nhìn mọi dự án, đầu tư đều phân tích rất kỹ về con số... và nếu phát hiện hệ thống quản lý dự án, số tiền đã xài có điều không ổn, dứt khoát dừng lại ngay.

Hai hiểu lầm cần nhận diện

Trước hết, cần hiểu đúng về khởi nghiệp. Nhiều người đang có sự nhầm lẫn giữa khởi nghiệp và lập nghiệp, hoặc đơn giản hóa khái niệm khởi nghiệp dẫn đến khởi nghiệp đôi lúc thành phong trào, mang tính hình thức, có phần hô hào mà ít đạt kết quả thực chất, ít đóng góp cho kinh tế - xã hội.

Dễ thấy là một số bạn hay mang kế hoạch khởi nghiệp tham gia hết cuộc thi khởi nghiệp này đến cuộc thi khởi nghiệp khác mà chớ hề có sự triển khai, hành động.

Chưa kể có cuộc thi cũng mang tính hình thức, tiêu chí chấm không cần thực tiễn, không đặt nặng tính khả thi, cũng không có nhà đầu tư tham gia, tổ chức thi để lấy phong trào. Tư duy khởi nghiệp vậy rất không ổn, để lại hệ lụy tai hại.

Hoặc có khi cổ xúy cho thái độ khởi nghiệp dám nghĩ dám làm, làm đến đâu học hỏi đến đó, sai đến đâu sửa đến đó.

Tự tin, bản lĩnh, quyết đoán là những phẩm chất tốt nhưng nếu cố chấp mạo hiểm lao vào khởi nghiệp khi chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, rõ ràng là việc rất nên tránh.

Khởi nghiệp không chỉ cần sáng tạo, sự khác biệt đột phá trong ý tưởng mà còn phải có vốn liếng hành trang cùng sự hiểu biết, kỹ năng cần có (quản lý tài chính, quản trị nhân lực, gọi vốn, truyền thông marketing, hiểu biết về pháp lý...).

Những quốc gia có hoạt động khởi nghiệp mạnh mẽ, người khởi nghiệp thường chuẩn bị cho mình lượng kiến thức tương đối sau thời gian làm việc có kinh nghiệm ở các công ty lớn. Trong khi có vẻ như một bộ phận người trẻ khởi nghiệp trong nước lại xem nhẹ việc học hành, khước từ làm thuê và chỉ mong sớm làm chủ.

TRẦN XUÂN TIẾN (Trường ĐH Văn Hiến)

Giấc mơ trong vườn ươm khởi nghiệpGiấc mơ trong vườn ươm khởi nghiệp

Sẵn sàng vét cạn hầu bao, tâm trí và sức lực, những người chọn khởi nghiệp hướng đi riêng mà đích đến không gì khác ngoài nỗ lực tạo ra sản phẩm có ích cho đời.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp