19/08/2024 08:09 GMT+7

Khoe giấy báo trúng tuyển đại học trước di ảnh mẹ cha

Nhận giấy báo trúng tuyển đại học, Đức đứng trước di ảnh của cha mẹ để "khoe". Có lẽ ở cõi vĩnh hằng cha mẹ của Đức cũng hãnh diện vì đứa con trai duy nhất đã trưởng thành từng ngày.

Thực hiện: LAN NGỌC – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TRINH TRÀ

Khoe kết quả trúng tuyển trước bàn thờ cha mẹ - Ảnh 4.

Lê Huỳnh Anh Đức phụ bà nội bán dừa sau giờ học - Ảnh: LAN NGỌC

Lê Huỳnh Anh Đức (học sinh lớp 12A6 Trường THPT Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đã trúng tuyển vào ngành quản trị khách sạn của Trường đại học Nam Cần Thơ. Đức được bà nội chăm sóc bảo ban kể từ ngày cha mẹ qua đời.

4 tuổi mất mẹ, 8 tuổi mất cha, bà nội che chở

Trung tuần tháng 8, tiết trời với cái nắng chang chang làm mồ hôi thấm ướt cả người của hai bà cháu Đức khi bán dừa tươi. Thấy khách ghé nhà, bà Nguyễn Thị Hồng (72 tuổi, bà nội của Đức) lựa ngay trái dừa ngon vừa mới bẻ xuống đãi khách.

Khoe kết quả trúng tuyển trước bàn thờ cha mẹ - Ảnh 1.

Bán dừa tươi là kế sinh nhai của hai bà cháu Anh Đức suốt nhiều năm qua - Ảnh: LAN NGỌC

Nói về gia cảnh, bà Hồng nhìn đứa cháu ruột tội nghiệp rồi kể ba của Đức là con trai út của bà. Ngày bà dựng vợ gả chồng cho con luôn mong gia đình của nó hạnh phúc viên mãn. Nhìn thấy cháu Đức ngày một lớn khôn, bà mừng lắm.

"Hồng Nương - mẹ ruột Đức - là giáo viên THPT. Thình lình hôm đó con dâu tôi kêu bị đau bụng dữ dội, thấy vậy tức tốc chở đi bệnh viện thì mới phát hiện mẹ thằng Đức bị ung thư tụy giai đoạn cuối. Tìm cách chạy chữa nhiều nơi, nhưng rồi cầm cự được hơn một tháng, con dâu tôi đã không qua khỏi. Ngày mẹ mất, Đức chỉ mới có 4 tuổi đầu", bà Hồng giọng trầm buồn nhớ lại.

Chôn cất vợ xong, anh Lê Quốc Bình (cha Đức) cũng nghỉ làm ở công ty rồi gom hết tiền trong nhà và vay mượn thêm đầu tư mua máy móc thiết bị để sản xuất băng keo bán theo hình thức kinh doanh hộ gia đình. Gà trống nuôi con cũng lắm vất vả nhưng anh vẫn ráng lo cho con, dùng tình thương của người cha để bù đắp lỗ hổng tình thương khi con thiếu vắng mẹ.

Rồi cuộc đời trêu ngươi, khi Đức lại phải chịu tang cha lúc vừa tròn 8 tuổi.

"Hôm đó thằng Bình than mệt nên gọi điện về gởi cháu Đức bên nhà cho tôi giữ giùm. Ai ngờ đó là lần cuối nó nói chuyện với tôi. Cha Đức bị đột quỵ rồi mất luôn. Ngày tang lễ, thằng Đức chỉ biết ôm di ảnh cha mà khóc. Tội nghiệp cháu tôi lắm!", bà Hồng rơm rớm nhìn qua Đức nghẹn ngào, nói ngập ngừng.

Không còn cha cũng chẳng có mẹ, từ đó Đức được bà nội và người bác ruột chăm sóc, dạy dỗ và cho đi học. Giờ đây đứng trước ngưỡng cửa đại học, Đức và gia đình lại đau đáu nỗi lo về việc học đại học với bao nhiêu thứ phải lo, rất cần được tiếp sức đến trường.

Tự học trong căn chòi nhỏ để giữ dừa: "Cũng thấy cô đơn lắm"

Vào đại học từ chòi canh dừa và tình thương của nội - Ảnh 4.

Lê Huỳnh Anh Đức phụ bà nội bán dừa sau giờ học - Ảnh: LAN NGỌC

Bà nội Đức trồng hơn 150 cây dừa bẻ trái bán. Đó là nguồn thu nhập chính của hai bà cháu ngần ấy năm qua. Sau giờ học Đức phụ bà đẩy từng xe dừa tập kết gần mé lộ cho thương lái. Giá bán khoảng 40.000 đồng/chục dừa (một chục dừa tương đương với 12 trái dừa - cách tính dừa của người miền Tây).

Ngay vườn dừa của bà Hồng có một căn chòi nhỏ để ngủ giữ vườn vì sợ ăn trộm. Thấy vậy, Đức dọn hẳn ra căn chòi nhỏ để ở giữ dừa cho bà. Từ đó, Đức tập tành sống tự lập.

Đi học về, Đức tự nấu cơm, có khi bà nội nấu sẵn mang qua hai bà cháu cùng ăn. Một bữa cơm đạm bạc với cà chiên, rau luộc và cơm trắng do Đức tự nấu. Lúc đầu Đức chỉ biết chiên trứng, rồi bà chỉ thêm nên giờ Đức làm được nhiều món hơn, Đức cười nói.

Sau bữa ăn, Đức phụ bà vác dừa, đẩy dừa bán. Tối tối là khoảng thời gian Đức dành trọn cho việc học bài. Một cái bàn cũ với tập sách được xếp gọn gàng.

Đức chia sẻ mình tự học là chính. Trên lớp cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng, có khi cùng nhóm bạn làm bài tập khó. Học bài xong có khi gần 12h khuya. "Một mình trong căn chòi nhỏ với ánh sáng từ cái đèn học giữa khuya, đôi khi mình cảm thấy cô đơn tủi thân lắm, nhưng biết bà nội thương nên cũng ráng học", Đức tâm tình.

Bà Hồng giọng âu lo: "Khó mấy tôi cũng ráng lo cho cháu ăn học thành tài. Hôm rồi đi đóng học phí kỳ đầu tiên không đủ tiền nên phải đi vay mượn".

Khoe kết quả trúng tuyển trước bàn thờ cha mẹ - Ảnh 2.

Bán dừa tươi là kế sinh nhai của hai bà cháu Anh Đức suốt nhiều năm qua - Ảnh: LAN NGỌC

Ngoài phụ bà nội bán dừa, Đức còn tháo vát lo hết chuyện trong nhà, từ dọn dẹp, lau nhà cho đến rửa chén. Mọi thứ trong căn chòi nhỏ được Đức sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

Hay tin Đức đậu đại học chòm xóm ai cũng vừa mừng vừa lo thay, làm sao có tiền cho Đức học tiếp. Đức nói với bà nội đã lên kế hoạch. Ngày nào không có lịch học thì Đức sẽ đi làm thêm. Nói là làm, Đức xin công việc phụ bếp buổi tối với thù lao được trả 14.000 đồng/giờ.

Công việc phụ bếp bắt đầu từ 17h - 23h/ngày cho một quán ăn. Đức tháo vát, làm "tròn vai" hết các việc như lặt rau hay rửa chén, lại siêng năng và lễ phép nên được mọi người ở quán rất cảm mến. Mỗi ngày Đức đi làm thêm về tới căn chòi của mình là hơn 23h đêm. Trời khuya, đường về khó đi cũng lắm khó nhọc nên Đức luôn trân quý đồng tiền mình làm ra và càng cảm nhận rõ hơn nữa nỗi vất vả công việc chân tay bẻ dừa bán của bà nội.

"Bà nội lớn tuổi cũng hay đau nhức mà không hề than vãn, bà lúc nào cũng thương yêu và động viên mình cố gắng học thành tài", Anh Đức nói.

Cô Trần Thị Na - giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Đức, cho biết Đức là một học sinh ngoan, lễ phép và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cha mẹ mất sớm lúc Đức chưa học hết tiểu học. Hoàn cảnh khó khăn thế nhưng em không từ bỏ việc học. Phía nhà trường đã hỗ trợ em khi có quà hoặc học bổng của nhà hảo tâm, nhà trường đều có tặng cho Đức trong những năm học tại Trường THPT Giai Xuân.

Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 5.

Đồ họa: TUẤN ANH

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị - Ảnh 6. Thêm nhiều động viên, chia sẻ với Quỳnh Như nhờ Tiếp sức đến trường

Hồ Thị Quỳnh Như, nhân vật trong bài viết "Con gái thứ hai vào đại học, người cha mù gọi điện xin học bổng cho con", gửi lời cảm ơn học bổng Tiếp sức đến trường kết nối các nhà hảo tâm động viên và sẻ chia cho Như.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp