05/04/2014 07:45 GMT+7

Khóc với "tình yêu thiên nhiên của bà nội"

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TT - Con gái tôi vừa ngồi làm văn vừa khóc một cách đau khổ, hai mắt sưng húp vì không biết diễn tả “cảm nhận về sự yêu thiên nhiên của bà nội” như thế nào. Gần nửa đêm rồi nên tôi phải vào cuộc. Nhưng đọc đề văn của con xong tôi cũng choáng váng không kém.

Đề yêu cầu học sinh “hãy đóng vai một người cháu viết cảm nhận về sự yêu thiên nhiên của bà nội”. Mẹ chồng tôi “yêu thiên nhiên như thế nào?”, tôi nghĩ và cũng thấy bế tắc. Cách nhanh nhất là hỏi chồng nhưng chồng tôi dù thấy con gái nức nở cũng đành lắc đầu “anh chịu”. Tôi gợi ý cho con viết một câu chuyện theo hình dung của tôi về “sự yêu thiên nhiên”. Nhưng con gái tôi không chịu vì cháu cho rằng “bà nội mình không như thế”. Dù ghét trào lưu học “văn mẫu”, nhưng nhìn đồng hồ biết đã khuya, tôi cũng đành tặc lưỡi bảo con: “Con xem bài văn mẫu để viết vậy”. Con gái vẫn không chịu. Tôi không biết kêu ai.

Đề văn không có trong sách giáo khoa mà trong phiếu bài tập do cô giáo phát cho học sinh về nhà luyện tập. Tôi thật không hiểu sao những người soạn đề, rồi cô giáo của con tôi lại có thể nghĩ ra được một đề văn oái oăm nhường ấy. Bắt học sinh lớp 3 nói về tình yêu thiên nhiên của mình đã khó, giờ lại yêu cầu diễn tả tình cảm, cảm xúc của người khác. Chưa kể lại ấn định đó là “bà nội” chứ không phải “bà ngoại” hay một ông, bà, cô chú, người thân nào khác.

Trên đây là câu chuyện của một phụ huynh có con học lớp 3 ở Hà Nội. Nếu không được tận mắt xem phiếu bài tập của cô bé lớp 3 này, thật khó có thể tin lại có những đề văn như vậy.

Mang câu chuyện này hỏi một số phụ huynh cũng có con học lớp 3 khác, sự bức xúc cũng nhiều vô kể. Một phụ huynh khác ở Hà Nội cũng cho biết: “Tôi mới đánh vật cùng con trai để hoàn thành một bài văn “Kể về lễ hội thi bơi thuyền”. Do cháu chưa được xem thi bơi thuyền bao giờ nên cháu hình dung cuộc thi bơi giống như thi... chạy. Đọc bài văn của cháu vừa buồn cười vừa bức xúc với những người làm giáo dục. Cháu tả các “tay đua” xếp hàng, rồi khi có hiệu lệnh thì nhanh chóng lao đến đích. Tôi phải dành cả buổi tối lên Google tìm kiếm thông tin và hình ảnh, video về các cuộc thi bơi thuyền. Chưa đủ, tôi vẽ những chiếc thuyền và các tốp người tham gia đua để con hình dung các động tác, cách thức, trình tự của cuộc thi... Thật khó khăn tôi cũng cùng cháu hoàn thành được bài “thi bơi thuyền” nhưng trong lòng không hiểu vì sao cô giáo lại giao một bài văn mà học sinh thành phố không hiểu, trong khi cô cũng không giảng giải hoặc giúp các con hiểu được về nó. Phải chăng với các cô giáo việc làm văn là “chép văn mẫu” hoặc phó mặc cho bố mẹ “tự xử” cùng con?”.

Hai câu chuyện trên không phải là chuyện lạ trong rất nhiều những kiểu dạy học, ra đề đối với trẻ em hiện nay. Theo quy định của ngành GD-ĐT, học sinh tiểu học đã học hai buổi/ngày, giáo viên không được ra bài tập về nhà, không được cho học sinh làm bài tập nâng cao quá sức so với chương trình - sách giáo khoa hiện hành nhưng xem ra trên cấm, dưới vẫn chưa nghe.

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp