22/01/2012 10:26 GMT+7

Khoa học ra Trường Sa

GS Đặng Ngọc Thanh
GS Đặng Ngọc Thanh

TT - Âm thầm, lặng lẽ làm việc trong điều kiện khó khăn, vất vả. Đó là công việc của các nhà khoa học nghiên cứu về Trường Sa trong nhiều năm qua.

MwFRPZUV.jpgPhóng to
Vịnh Vĩnh Hy - Ảnh: QUỲNH HOA

Kết quả của những đợt điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, vật lý khí tượng thủy văn, địa chất công trình, đa dạng sinh học, nguồn lợi thiên nhiên... trên các đảo trong quần đảo Trường Sa đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển đảo.

Chiếc cặp từ Trường Sa

VBRJjqAD.jpgPhóng to

PGS.TS Trần Đức Thạnh tại Trường Sa năm 1988

Nghiên cứu về biển đảo là lĩnh vực khoa học nặng. Nếu nghiên cứu trên bờ chỉ cần một chiếc xe đạp để đi, chỉ cần lấy mẫu vật một lần là được nhưng nghiên cứu ở biển, đảo thì phải có tàu, phải nghiên cứu trong khoảng thời gian dài, phải có một chuỗi số liệu vì biển biến động mạnh, không thể đi một hai lần đã nói là hiểu biết về biển đảo. Năm nay biển thế này nhưng năm sau sẽ khác nên nguyên tắc là phải nghiên cứu dài ngày rồi tổng hợp lại, lúc đó mới có số liệu tin cậy. Thậm chí để hiểu về vùng biển của mình thì phải nghiên cứu cả vùng biển lân cận vì chúng liên quan đến nhau.

Cuối năm 1988, PGS.TS Trần Đức Thạnh (hiện là viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường biển) 34 tuổi. Thành quả của anh đem về đất liền sau những ngày ở Trường Sa là một chiếc cặp đầy ắp giấy tờ ghi chép đủ loại số liệu và hai bao tải mẫu vật chật cứng.

Anh về đến Hà Nội khi không khí Tết Nguyên đán đã rộn ràng khắp đường phố. Từ Hà Nội, Thạnh lên tàu hỏa về Hải Phòng. Chuyến tàu cuối năm vắng người nên chẳng có ai để trò chuyện. Vả lại, do mệt sau chuyến đi dài nên khi tàu rời ga Hàng Cỏ cũng là lúc Thạnh thiếp đi. Đến ga Long Biên, Thạnh bừng tỉnh và hoảng hốt nhận ra balô và cặp đã biến mất, chỉ còn lại hai bao tải mẫu vật. Ngay lập tức anh xuống tàu vào công an trình báo.

Về đến Hải Phòng đúng 26 Tết, Thạnh như người mất hồn, tâm trạng lo lắng vô cùng. May cho anh là khoảng 4-5 tháng sau thì tìm được chiếc cặp. Một công nhân đã nhặt được nó ở bãi giữa sông Hồng. Kẻ trộm sau khi lục lọi không thấy gì, chỉ thấy toàn giấy tờ nên đã ném chiếc cặp qua cửa sổ tàu. Do tàu khi ấy đang qua cầu Long Biên nhưng lại đúng đoạn bãi bồi giữa sông nên chiếc cặp đã không bị ném xuống sông.

Nỗi lo lắng của Thạnh lẽ ra đã kết thúc sớm hơn nếu chiếc cặp đến tay anh ngay khi được tìm thấy. Nhưng vì dòng địa chỉ cơ quan ghi ở cuốn nhật ký thực địa trong cặp bị mờ và tên phố Đà Nẵng nơi cơ quan anh đóng bị nhầm thành TP Đà Nẵng nên chiếc cặp đã làm một cuộc hành trình ngược vào Đà Nẵng. Cơ quan bưu điện sau khi không tìm thấy địa chỉ nơi nhận, chỉ thấy liên quan tới khoa học nên gửi chiếc cặp ra Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường. Tại đây, sau một thời gian xác minh, chiếc cặp được đưa về cho Thạnh.

Tiến sĩ thợ lặn

dMmBf7jl.jpgPhóng to

TS Nguyễn Huy Yết lặn khảo sát san hô tại đảo Sơn Ca năm 1994

Ra Trường Sa khá sớm, từ tháng 4-1981, TS Nguyễn Huy Yết là một trong số những nhà khoa học VN đầu tiên đặt chân đến quần đảo Trường Sa trong Chương trình hợp tác nghiên cứu biển giữa VN và Liên Xô.

Để chuẩn bị cho chuyến công tác đầy ý nghĩa này, từ năm 1979 Yết được phía Liên Xô đào tạo khá bài bản về kỹ thuật lặn khí tài (SCUBA). Sau này, anh tham gia khóa đào tạo do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức và được cấp bằng của PADI (Mỹ), trở thành một trong những nhà khoa học - thợ lặn đầu tiên nghiên cứu trực tiếp đáy biển của VN. Anh kể: “Công việc của tôi trong chuyến đi năm 1981 là lặn khảo sát san hô ở độ sâu 20-30m”.

Không chỉ ra Trường Sa từ sớm, Nguyễn Huy Yết còn là một trong số hiếm nhà khoa học hàng đầu chuyên nghiên cứu về san hô và sinh thái biển của VN và có số lần ra Trường Sa khá nhiều. Sau chuyến đi năm 1981, anh lần lượt ra khảo sát, nghiên cứu tại các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Đá Tây, Song Tử Tây, Thuyền Chài vào các năm 1988, 1994, 1995, 1996, trong đó có chuyến đi năm 1996 ra đảo Thuyền Chài bằng tàu ngư dân chật chội, đầy mùi dầu mỡ và mùi tanh của cá đã đem lại cảm giác thú vị nhất.

Nhưng chuyến đi năm 1988 lại có những kỷ niệm khó quên nhất đối với TS Yết và các đồng nghiệp. Lên đảo hôm trước, hôm sau trời chuyển bão. Tàu nghiên cứu va vào đá ngầm hỏng chân vịt, trôi theo sóng không làm cách nào giữ được. Kế hoạch ban đầu chỉ ở lại nghiên cứu một tuần nhưng các nhà khoa học đã bị kẹt lại trên đảo tới 45 ngày. Làm việc và ăn Tết dương lịch trên đảo, chỉ đến khi tàu vận tải của hải quân ra thì các nhà khoa học mới được về đất liền. Còn chiếc tàu nghiên cứu bị trôi tới tận vùng biển giáp Malaysia mới được cứu kéo về.

Trong cái rủi có cái may vì với một tháng rưỡi trên đảo, các nhà khoa học đã có được một khoảng thời gian vàng để đo đạc, khảo sát. “Đợt kẹt lại 45 ngày trên đảo đã cho chúng tôi nhiều thời gian khảo sát hơn và số liệu thu thập được rất phong phú” - anh Yết nói.

Nỗi sợ say sóng của nhà khoa học nữ

iBWNnJFf.jpgPhóng to
TS Phan Thị Kim Văn (Viện Địa chất) lên tàu ra khảo sát tại Trường Sa Lớn

Khác với các đồng nghiệp nam, TS địa vật lý Phan Thị Kim Văn cho biết ra Trường Sa nghiên cứu sợ nhất bị say sóng trên đường đi. Sau nhiều năm kể từ khi các nhà khoa học VN tiến hành nghiên cứu tại Trường Sa, chị Văn vẫn nằm trong số rất ít nhà khoa học nữ ra khảo sát ở Trường Sa.

Là phó giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về nước (Viện Địa chất), theo TS Văn: “Các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung và nước biển dâng nói riêng nhiều nhất là vùng ven biển và hải đảo. Ở các đảo, đặc biệt là Trường Sa, đến lúc tôi nghiên cứu vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về ảnh hưởng của nước biển dâng. Khi nước biển dâng bao giờ cũng làm mất đất, làm xói mòn bờ biển, nguồn nước ngọt bị ảnh hưởng”. Từ thực tế đó, TS Văn đề xuất với viện đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với quần đảo Trường Sa.

Tự nhận mình là “cổ hủ”, TS Văn bảo đích thân chị phải đi thực tế khảo sát cả hai lần ra đảo vào các năm 2009, 2010. “Nhiều người bảo tôi là phụ nữ đi Trường Sa vất vả lắm, để cho anh em nam giới đi nhưng tôi nghĩ mình là chủ nhiệm, là người phân tích, tính toán thì phải trực tiếp đi khảo sát mới yên tâm. Đã làm khoa học thì phải đam mê, không thể cứ thấy khó khăn mà bỏ được, càng khó khăn càng thôi thúc mình nghiên cứu”.

GS Đặng Ngọc Thanh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp