01/11/2019 19:44 GMT+7

Khó xử hình sự thực phẩm bẩn vì không đủ chứng cứ

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Nhiều hồ sơ vi phạm gửi qua công an nhưng bị trả lại vì cho rằng chưa đủ chứng cứ, cơ sở để khởi tố hình sự. Do đó, những xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không đủ sức răn đe.

Khó xử hình sự thực phẩm bẩn vì không đủ chứng cứ - Ảnh 1.

Hội nghị tổng kết 3 năm của Ban Quản ly an toàn thực phẩm TP.HCM - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Thông tin trên được bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - chia sẻ tại hội nghị tổng kết 3 năm thí điểm thành lập đơn vị này (2017-2019), diễn ra ngày 1-11.

Theo bà Lan, ngộ độc thực phẩm với biểu hiện như nôn, tiêu chảy... chỉ là cấp tính, còn các ảnh hưởng đối với sức khỏe do thực phẩm mất an toàn tích dụ gây ra là rất lớn và không thể đong đếm. Tuy nhiên, các hình phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hầu như chỉ ở mức xử lý hành chính hiện nay chưa đủ sức răn đe, dẫn đến nhiều vi phạm.

"Nhiều vụ việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn được phát hiện không khác gì hành vi trọng tội. Do đó, việc xem xét tăng áp dụng xử lý hình sự đối với các vi phạm này là cần thiết", bà Lan khẳng định.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu cơ quan quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, nhiều hồ sơ vi phạm gửi qua công an "bị" trả về vì không đủ yếu tố, chứng cứ để khởi tố.

Bà Lan do đó đề xuất ngoài điều chỉnh về luật, thời gian tới cần tăng cường sự hợp tác trong quá trình thanh kiểm tra giữa cơ quan công an và sở, ngành nhằm có được cơ sở để khởi tố vi phạm.

Ngoài khó khăn trên, Ban QLATTP TP còn nêu ra những bất cập do các chồng chéo và hạn chế của chính sách.

Theo đó, trong quá trình thanh tra xử lý vi phạm với các mặt hàng nông sản tươi sống đòi hỏi kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm chỉ định, chi phí lưu kho, xử lý tiêu hủy khi sản phẩm không đạt mà không xác định được chủ hàng hoặc chủ hàng bỏ trốn.

"Nhiều mẫu rau đi kiểm có chi phí bằng cả lô rau. Do đó, đơn vị buộc phải thuyết phục chủ hàng thừa nhận các hành vi sai phạm về nguồn gốc để tiến hành xử lý, tiêu hủy", đại diện Ban QLATTP TP cho biết.

Bên cạnh đó, các quy định về quản lý kinh doanh phụ gia vẫn còn bất cập do chưa có quy định phân biệt với quản lý hóa chất công nghiệp khiến nguy cơ gây nhầm lẫn giữa cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp và phụ gia thực phẩm.

Kiểm tra hơn 9.000 cơ sở, xử phạt 18,3 tỉ đồng

Theo Ban QLATTP TP.HCM, từ quý 4-2017 đến tháng 6-2019, đơn vị này đã kiểm tra 9.010 cơ sở, phát hiện 1.414 cơ sở vi phạm (chiếm tỉ lệ 16,1%) với số tiền xử phạt hành chính hơn 18,3 tỉ đồng.

Các vi phạm chủ yếu tập trung vào cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Ngoài phạt tiền còn phạt bổ sung như tháo dỡ quảng cáo, buộc tiêu hủy, chuyển mục đích sử dụng… nhiều lô hàng thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Theo Ban QLATTP, thực hiện chủ trương doanh nghiệp tự công bố sản phẩm theo NĐ 15/2018/ NĐ-CP, từ năm 2018 đến đầu năm 2019, đơn vị thực hiện hậu kiểm 1.705 cơ sở, kết quả có 1.065 cơ sở không đạt (chiếm tỉ lệ 62,5%). Đối với cơ sở không đạt sẽ tiến hành chuyển hồ sơ cho thanh tra để theo dõi và xử lý theo luật.

Thực phẩm ngâm hóa chất: Đâu cần phải Thực phẩm ngâm hóa chất: Đâu cần phải 'lăn ra chết' mới xử được!

TTO - Trước tình trạng thực phẩm ngâm hóa chất, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, một bộ trưởng từng thốt lên: 'Phải lăn ra chết mới xử lý được!'...

NGUYỄN TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp