17/09/2023 17:18 GMT+7

Khó tin: nhà đầu tư bán, công ty chứng khoán lại đặt lệnh mua

Gần đây Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử phạt hàng loạt công ty chứng khoán, với nhiều lỗi vi phạm liên quan đến hoạt động giao dịch, công bố thông tin...

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán liên tục đưa ra quyết định xử phạt các công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết sai phạm - Ảnh: BÔNG MAI

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán liên tục đưa ra quyết định xử phạt các công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết sai phạm - Ảnh: BÔNG MAI

Loạt công ty chứng khoán bị phạt tiền

Từ đầu tháng 9 đến nay, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) đã ban hành tổng cộng bốn quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có một nửa rơi vào các công ty chứng khoán.

Theo đó, mới đây Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) bị phạt 112,5 triệu đồng vì không thực hiện chính xác lệnh giao dịch của khách hàng theo quy định.

Thay vì đặt lệnh bán cổ phiếu LCG (Công ty cổ phần Lizen) của ông Nguyễn Văn Nghĩa như đã nhận, phía công ty chứng khoán lại mua 20.000 cổ phiếu LCG. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn bán vượt quá khối lượng đăng ký giao dịch của khách hàng (vượt 20.000 cổ phiếu LCG).

Cùng ngành, trong tháng này Chứng khoán DNSE bị phạt hành chính với số tiền cao hơn, 125 triệu đồng. Nguyên nhân vì vào đầu năm ngoái công ty chứng khoán này đã cho bốn tài khoản được đặt lệnh mua thỏa thuận chứng khoán khi không đủ tiền trên tài khoản.

Trước đó nhiều công ty chứng khoán khác cũng bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử phạt. Điển hình như Chứng khoán APG bị phạt 60 triệu đồng do bán hơn 635.900 cổ phiếu PSG (Đầu tư và Xây lắp dầu khí Sài Gòn), dẫn đến tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch giảm từ ngưỡng 6% xuống ngưỡng 5% - nhưng không báo cáo.

Hay Chứng khoán Phố Wall bị phạt do tổng cộng hơn 700 triệu đồng vì vi phạm hàng loạt lỗi: không quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán, thực hiện dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận bằng văn bản, công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật, báo cáo có nội dung sai lệch.

Chứng khoán Tân Việt ra khỏi diện bị kiểm soát đặc biệt, Chứng khoán Trí Việt bị hạn chế giao dịch

Trong ngành, diễn biến của hai doanh nghiệp là Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và Chứng khoán Trí Việt (TVB) cũng gây chú ý đến giới đầu tư. Cả hai doanh nghiệp này đều có "dây mơ rễ má" trong hai vụ án lớn.

Vào tuần này, Ủy ban Chứng khoán nhà nước vừa có quyết định chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt của Chứng khoán Tân Việt, sau khi doanh nghiệp khắc phục được lỗi sai phạm.

Trước đó do báo cáo tỉ lệ an toàn tài chính ngày cuối năm 2022 của công ty lập không được kiểm toán, nên cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đã có quyết định kiểm soát đặc biệt với Tân Việt từ ngày 18-5 đến 17-9.

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, Tân Việt bị lỗ 338 tỉ đồng, đối lập với con số lãi có trong báo cáo tự lập, đồng thời trái ngược cảnh lãi lớn ở cùng kỳ năm trước.

Hãng kiểm toán cho biết Tân Việt còn hơn 1.600 tỉ đồng tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang bị phong tỏa. Ngoài ra công ty chứng khoán này còn dính gần 15.600 tỉ đồng trái phiếu đến hạn nhưng chưa thanh toán được.

Chứng khoán Trí Việt cũng gặp không ít khó khăn. Do chưa có người đại diện pháp luật mới, nên doanh nghiệp bị chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2022. Dẫn đến vào giữa năm nay Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã chuyển cổ phiếu TVB từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch.

Vào tháng trước, công ty chứng khoán này đã bổ nhiệm bà Phùng Thị Thu Hà vào vị trí tổng giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật.

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, gần đây cựu lãnh đạo của Chứng khoán Trí Việt đã bị tuyên phạt, sau khi dính vào vụ ông Đỗ Thành Nhân thao túng chứng khoán. Cụ thể, ông Phạm Thanh Tùng - cựu chủ tịch của Trí Việt - bị tuyên phạt 3 năm tù (hưởng án treo); ông Đỗ Đức Nam - cựu tổng giám đốc của Trí Việt - bị tuyên phạt với mức nặng hơn là 4 năm tù.

"Bị cáo không phải là chủ mưu trong vụ án này. Bị cáo không biết gì về mua bán chứng khoán đầu tư, tất cả phụ thuộc vào tư vấn và nguồn cho vay từ Trí Việt. Bị cáo không có kiến thức về chứng khoán, giá mua bán như thế nào do Trí Việt quyết định", chủ tịch Louis Holdings từng đề nghị tòa xem xét lại vai trò mà cơ quan truy tố cáo buộc.

Viện trưởng Lê Minh Trí: Vụ Vạn Thịnh Phát liên quan ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, thẩm định giá…Viện trưởng Lê Minh Trí: Vụ Vạn Thịnh Phát liên quan ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, thẩm định giá…

Viện trưởng Lê Minh Trí nêu rõ vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan đến ngân hàng, chứng khoán, thẩm định giá, công chứng, kể cả phát hành trái phiếu.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp