12/10/2020 08:11 GMT+7

Kho tàng cổ tích, ngạn ngữ Việt rất nhiều, sao phải vay mượn nước ngoài làm sách?

NGUYỄN VĂN DỮNG
NGUYỄN VĂN DỮNG

TTO - Kho tàng truyện cổ tích, ngạn ngữ, thơ ca... Việt Nam thiếu gì chuyện hay và đậm chất giáo dục, tại sao không khai thác, lại phải đi vay mượn nước ngoài rồi 'phỏng theo', 'theo'?

Kho tàng cổ tích, ngạn ngữ Việt rất nhiều, sao phải vay mượn nước ngoài làm sách? - Ảnh 1.

Một trang trong SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều - Ảnh: T.TR.

Ba nguyên tắc như Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng Cộng sản Việt Nam là "Dân tộc, khoa học, đại chúng" nghe có vẻ cũ nhưng lại rất kinh điển, đang là nền tảng phát triển văn hóa Việt Nam hiện đại. 

Xem lại SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, theo tôi, đều chưa đạt tới.

1. Kho tàng truyện cổ tích, ngạn ngữ, thơ ca... Việt Nam thiếu gì chuyện hay và đậm chất giáo dục, tại sao không khai thác, lại phải đi vay mượn nước ngoài rồi "phỏng theo", "theo"? Như vậy chẳng khác nào là "thả mồi bắt bóng" và không gần gũi với trẻ lớp 1. 

Triết lý giáo dục nền tảng là bắt nguồn từ bầu sữa mẹ, từ triết lý văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó có phải là một phương diện của "Tính dân tộc"?

2. Dạy tiếng Việt lớp 1 thì nên và cần phải bắt đầu từ chuẩn phổ thông cả về phát âm và ngữ nghĩa, sau đó giáo viên mới mở rộng ra phương ngữ, cách dùng theo bản địa cho từ ngữ và ngữ cảnh thêm phong phú. Giải thích như tổng chủ biên là làm ngược. 

Và nếu như giáo viên các vùng miền chỉ giải thích theo phương ngữ thì chuẩn tiếng Việt sẽ ra sao? Không dùng từ thuần Việt và chuẩn tiếng Việt, lấy phương ngữ làm trung tâm, là xâm hại chuẩn tiếng Việt. Đó là một nét của "tính khoa học" mà SGK phải tuân theo.

3. Các câu chuyện và cách diễn giải đưa vào SGK nên và cần giúp học sinh "dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo, dễ học theo". Tính đại chúng của SGK là không phải lắt léo hay mẹo vặt để một số người mới hiểu được, mà phải làm cho cả học sinh, giáo viên và phụ huynh cùng hiểu, cùng tham gia sáng tạo; như vậy mới tránh việc hiểu sai, hiểu chệch.

Câu chuyện vay mượn, cắt đôi gây hiểu nhầm, hiểu sai rồi bài sau mới hiểu đúng là rất không nên; và nếu trẻ học buổi trước rồi bệnh nghỉ học, thì nửa sau câu chuyện ai bù cho các em? Thử hỏi như thế, giáo dục ra sao cho trẻ mới vào trường? Đó là một yêu cầu của "tính đại chúng".

Tôi không biết việc biên soạn SGK đầu tư thế nào để nhóm tác giả đầu tư thời gian và tâm sức cho công trình này, nhưng không thể cải tiến đổi mới đến mức mà xã hội phải kiên trì mãi mới có thể hiểu nhưng thực tế là rất khó hiểu. Theo tôi, tổng chủ biên nên lắng nghe, cầu thị mà nhìn lại nghiêm túc.

Từ câu chuyện SGK của nước mình ngày nay, lại nhớ chuyện của nước bạn ngày xưa. Hàn Quốc và Nhật Bản vốn "không ưa nhau", nhưng sau chiến tranh Triều Tiên 1953 thì Hàn Quốc đã nhập khẩu gần như nguyên chương trình và SGK của Nhật Bản. Vì sao ư? Vì họ tôn thờ lợi ích quốc gia, vì sự phát triển đất nước mà bỏ qua mọi tính toán nhỏ nhen, kể cả bỏ qua "thói tự ái" của văn hóa tiểu nông.

Nhật Bản cải cách giáo dục vì sự thịnh vượng quốc gia chủ yếu dựa trên 2 nền tảng chính. Một là văn hóa dân tộc (phương Đông) trên cơ sở tự chỉ trích theo triết lý trong cuốn Khuyến học của nhà tư tưởng, nhà giáo dục Fukuzawa Yukichi. Hai là, hướng theo tư tưởng tự do, khai phóng khuyến khích mọi sáng tạo, tự do cá nhân của phương Tây. Và họ có được nước Nhật như hôm nay.

Biên soạn sách giáo khoa cần phải khoa học và nghiêm túc hơn Biên soạn sách giáo khoa cần phải khoa học và nghiêm túc hơn

TTO - Trước những ồn ào xung quanh sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, các bên liên quan cần có những cách giải quyết thỏa đáng với mục tiêu cuối cùng là học sinh có SGK hoàn toàn là tiếng Việt trong sáng, phổ thông và ý nghĩa.

NGUYỄN VĂN DỮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp