03/03/2020 15:33 GMT+7

Khổ như kinh doanh giữa 'vùng dịch' COVID-19 Vĩnh Phúc

LÊ KIÊN - NGỌC AN
LÊ KIÊN - NGỌC AN

TTO - Các doanh nhân cũng như lãnh đạo Vĩnh Phúc lên Hà Nội ngại đi xe biển số 88. Mua nguyên liệu ở Hải Dương, Hải Phòng phải đi đường vòng rồi mới chở về... trong những ánh mắt soi mói, dè chừng, thậm chí là kỳ thị với "người vùng dịch".

Khổ như kinh doanh giữa vùng dịch COVID-19 Vĩnh Phúc - Ảnh 1.

Cũng như nhiều DN khác trên địa bàn Vĩnh Phúc, Công ty Thành Thắng gặp không ít khó khăn, trở ngại trong thời điểm dịch COVID-19 - Ảnh: LÊ KIÊN

Ông Nguyễn Văn Thành - giám đốc Công ty công nghệ Thành Thắng - có trụ sở công ty đặt tại Khu công nghiệp Bình Xuyên 1 (Vĩnh Phúc), nơi chỉ cách xã Sơn Lôi vài phút đi xe, gặp chúng tôi vào chiều muộn, đúng hôm bệnh nhân cuối cùng bị nhiễm COVID-19 của Vĩnh Phúc ra viện.

"Mừng quá, Vĩnh Phúc không còn bệnh nhân nào nhiễm COVID-19 nữa. Cầu trời cho địa phương không còn ca bệnh nào phát sinh, con virus quái ác này biết khỏi nơi đây" - ông Thành nói.

Khi khách hàng, đối tác ngại gặp "người vùng dịch"

Quê ông Thành ở Thái Nguyên, bình thường thì cứ cuối tuần đều về thăm gia đình, nhưng từ tết đến giờ, khi Vĩnh Phúc thành tâm dịch, doanh nghiệp lại đóng ngay tại vùng nhạy cảm nên ông chưa về thăm gia đình lần nào.

"Cũng ngại. Xe mình đăng ký biển số 88 (biển số xe Vĩnh Phúc), mình thì không sao nhưng về quê mọi người nhòm ngó, xì xào, nên bố mình bảo thôi cứ ở lại công ty khi nào hết dịch về cũng được" - anh Thành cho biết.

Anh Thành kể do tâm lý e ngại, dè chừng nên những đối tác, khách hàng đều dời lịch hẹn đến công ty làm việc, mặc dù nhiều hợp đồng đã được đàm phán, hoàn tất xong xuôi, chỉ chờ ký kết nhưng cũng phải chậm lại.

"Chúng tôi mua nguyên liệu ở một số nhà máy tại Hải Dương, Hải Phòng nhưng đối tác không nhận đưa hàng lên và cũng từ chối không cho xe của chúng tôi lên chuyển hàng về. Công ty đành phải "đi đường vòng" thuê một kho ở Hà Nội, đề nghị đối tác chuyển hàng xuống để chúng tôi tự đưa hàng từ Hà Nội về, làm chi phí tăng thêm 2-3%" - Thành chia sẻ.

Thậm chí đến những bưu phẩm, hóa đơn chứng từ chuyển qua đường bưu điện cũng không nhận được, hỏi đơn vị bưu chính thì nói do là vùng dịch nên không ai dám đưa lên.

Theo vị giám đốc này, trong khó khăn thì doanh nghiệp phải tìm cách ứng phó, chủ động các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo cho an toàn sức khoẻ cho toàn bộ công nhân, lãnh đạo như tập huấn, trang bị khẩu trang, đo thân nhiệt hàng ngày…

Trong khi mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt vẫn cố gắng duy trì bình thường, công tác phòng chống dịch bệnh đang làm triệt để, nên việc "từ chối giao dịch" của khách hàng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chung. Ông Thành than thở hiện chỉ sống được nhờ vào các đơn hàng cũ, còn những đơn hàng mới thì rất khó khăn nên nhiều khả năng năm nay không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng.

Khổ như kinh doanh giữa vùng dịch COVID-19 Vĩnh Phúc - Ảnh 2.

Công ty điện tử Solum (Hàn Quốc) gặp khó khi các chuyên gia Hàn Quốc chưa thể trở lại VN để làm việc - Ảnh: Lê Kiên

Mong hoạt động kinh tế không bị "đứt đoạn"

Sau cuộc hẹn qua thư ký, chúng tôi gặp ông Kim Chang Ho, giám đốc nhân sự một công ty sản xuất linh kiện điện tử của Hàn Quốc đặt tại khu Bá Thiện 2 (Bình Xuyên).

Ông Kim chia sẻ với chúng tôi về sự lo lắng tại quê nhà của anh khi Hàn Quốc đang có số người nhiễm virus tăng lên hằng ngày. Không ít chuyên gia Hàn Quốc làm việc ở nhà máy cũng chưa sang được Việt Nam, nên ông Kim mong muốn Chính phủ 2 nước có giải pháp để đội ngũ chuyên gia kỹ thuật được sang làm việc.

"Tất nhiên, toàn bộ chuyên gia của chúng tôi sẽ thực hiện đúng các yêu cầu về đảm bảo y tế, cách ly mà Chính phủ Việt Nam quy định" - ông Kim nói.

Công ty Solum nơi Kim làm việc có khoảng 10 công nhân thường trú tại xã Sơn Lôi nên phải nghỉ làm để thực hiện cách ly theo yêu cầu. Bởi vậy công ty phải tuyển thêm công nhân, song do Bình Xuyên là vùng có dịch nên nhiều công nhân ở các tỉnh khác không muốn đến, khiến cho việc tuyển dụng rất khó khăn.

"Thời gian đầu khi tiếp xúc thì tôi biết tâm lý người lao động cũng e ngại, lo sợ. Nhưng công ty đã thực hiện tốt các yêu cầu đảm bảo y tế, phòng dịch được các cơ quan chuyên môn của tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn nên họ cũng yên tâm làm việc" - ông Kim khẳng định.

Nhắc đến quê hương Hàn Quốc - là nước có số ca nhiễm bệnh tăng mạnh, ông Kim vẫn bày tỏ sự lạc quan khi chia sẻ hằng ngày vẫn liên lạc với con gái và dặn dò hãy cẩn thận hơn, đeo khẩu trang khi ra đường vì ông nghĩ rằng ở Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm đẩy lùi được các đại dịch như SARS và MERS, có hệ thống y tế hiện đại.

Đến Công ty sản xuất hàng may mặc Việt Nam (TAL) tại Khu công nghiệp Bá Thiện 2 (Bình Xuyên) có tới gần 4.000 công nhân, bà Nguyễn Thị Ban, quản lý hành chính nhân sự, cho biết kể từ khi chính quyền công bố dịch bùng phát, công ty có 5 chuyên gia là người Trung Quốc đã sang Việt Nam phải thực hiện cách ly tại chỗ ở ký túc xá của công ty.

Cùng đó là 150 công nhân phải thực hiện cách ly tại xã Sơn Lôi theo yêu cầu, khiến doanh nghiệp bị giảm chuyền sản xuất, ảnh hưởng sản lượng. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do nguồn cung nguyên phụ liệu cũng bị tác động, khi một lượng lớn nguyên, phụ liệu của công ty được nhập từ Trung Quốc.

"Tâm lý công nhân, thời gian đầu hoang mang, đặc biệt là lao động ở một số địa phương như Tuyên Quang, Mê Linh, khuyến cáo không nên đi làm ở Bình Xuyên và nghỉ ở nhà. Chúng tôi phải tích cực tuyên truyền giải thích, có các biện pháp phòng ngừa thì người lao động yên tâm", bà Ban nói.

Theo bà Ban, công ty cũng mất thêm khá nhiều chi phí khi mỗi ngày phải phát hơn 4.000 khẩu trang, trang bị máy đo thân nhiệt, mua dung dịch sát khuẩn… nhưng vì an toàn lao động, không muốn để hoạt động sản xuất bị đứt đoạn nên lãnh đạo công ty đã chấp thuận thực hiện giải pháp an toàn ở mức cao nhất.

Ông Lê Duy Thành, phó chủ tịch UBND Vĩnh Phúc

Đã qua giai đoạn căng thẳng nhất

"Ban Quản lý, cán bộ nhân viên không được về trước 18 giờ, làm việc quần quật, thống kê các loại báo cáo, số liệu đến từ doanh nghiệp hàng ngày. Có hôm họp Thường trực tỉnh ủy từ 5h30, họp Thường vụ từ 6 giờ sáng" - một cán bộ làm việc tại Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc tâm sự.

Trực tiếp bắt tay vào gỡ khó cho doanh nghiệp, ông Lê Duy Thành, phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, kể câu chuyện phải đi "giải cứu" người lao động cũng chỉ vì tâm lý e ngại làm việc tại Vĩnh Phúc mà doanh nghiệp trên địa bàn bị thiếu hụt lao động cục bộ.

Thực tế sau khi có yêu cầu về cách ly, nhiều địa phương không hiểu đúng về nguyên tắc cách ly, nên một số công nhân đang làm việc ở Vĩnh Phúc khi trở về địa phương ăn tết cũng bị cách ly, gây hiểu lầm và xáo trộn lao động, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất ổn định.

"Mình cũng hiểu được tâm lý e ngại, dè chừng khi tiếp xúc với người vùng dịch. Như chính bản thân mình khi lên Hà Nội công tác hoặc có việc cũng còn ngại đi xe biển 88" - ông Thành nói.

Khi bệnh nhân cuối cùng của Vĩnh Phúc khỏi bệnh, có kết quả âm tính với virus này, ông Thành cho biết là bản thân ông và nhiều lãnh đạo tỉnh mới thở phào nhẹ nhõm, tuy vẫn không thể lơ là.

WHO cảnh báo hệ lụy từ tâm lý kỳ thị nảy sinh trong dịch COVID-19 WHO cảnh báo hệ lụy từ tâm lý kỳ thị nảy sinh trong dịch COVID-19

TTO - Trong báo cáo cập nhật ngày 24-2 về tình hình dịch COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh tình trạng kỳ thị với một số cộng đồng cụ thể và sự trỗi dậy của những định kiến có hại.

LÊ KIÊN - NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp