24/05/2018 11:52 GMT+7

Khó bắt mạch cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Nếu không theo sát tình hình, người ta có thể sớm bị choáng ngợp và xoay vòng vòng vì những diễn biến mau lẹ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong vòng một vài tiếng.

Khó bắt mạch cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In tại Nhà Trắng ngày 22-5 - Ảnh: AFP

Chỉ vài tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thượng đỉnh Mỹ - Triều có thể sẽ không diễn ra vào ngày 12-6, Hàn Quốc lại lên tiếng khẳng định mọi chuyện vẫn sẽ diễn ra đúng như kế hoạch. Tất cả thay đổi sau cuộc gặp kín của ông Trump với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In ngày 22-5.

Con người 4 mạch

Nếu ví cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un như một con người thì con người đó vẫn chưa được bắt đúng mạch. Mọi thứ đang loạn nhịp và biến chuyển nhanh chóng.

Cơ thể đó sẽ có ít nhất 4 mạch, mà bất kỳ mạch nào yếu đi cũng đều ảnh hưởng tới toàn bộ thân thể. Bốn mạch đó chia làm hai bên cơ thể bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Mỹ, Hàn Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23-5 khẳng định Bắc Kinh đóng vai trò tích cực trên bán đảo Triều Tiên và hi vọng thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch.

Tuyên bố được đưa ra sau khi tổng thống Mỹ nói thẳng ông không vui vì cuộc gặp của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ảnh hưởng tới lập trường của ông Kim trước thềm thượng đỉnh.

"Tôi phải nói là tôi hơi thất vọng sau khi ông Kim Jong Un gặp ông Tập lần thứ hai ở Trung Quốc. Tôi thấy đã có sự thay đổi thái độ từ ông Kim sau cuộc gặp. Tôi không thích điều đó tí nào cả. Tôi không muốn thấy (quan điểm của Triều Tiên) là đến từ Trung Quốc" - ông Trump nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngắn với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In ngày 22-5.

Khi thời gian dần trôi về mốc đã ấn định, mọi sự bắt đầu loạn nhịp. Triều Tiên đe dọa rút khỏi thượng đỉnh và chỉ trích Mỹ, trong lúc các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện sự lo lắng, khi kêu gọi Trung Quốc không nên nới lỏng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên tới khi đạt được một thỏa thuận thực sự với Bình Nhưỡng. Theo quan điểm của Mỹ, chiến lược gây áp lực tối đa của nước này bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã khiến Triều Tiên kiệt quệ và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán sớm. Bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Trung Quốc vào lúc này cho Triều Tiên có thể khiến tình hình thay đổi ngay lập tức, ít nhất là về quan điểm.

Kim Jong Un sẽ được bảo đảm an toàn. Ông ta sẽ hạnh phúc. Đất nước ông ta sẽ giàu có

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói về tương lai của Triều Tiên sau khi từ bỏ hạt nhân hoàn toàn

Khó bắt mạch cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều - Ảnh 3.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) họp báo với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau cuộc gặp tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington ngày 23-5 - Ảnh: REUTERS

Hành động tượng trưng?

Một số chuyên gia cho rằng chính quyền Trump đang phản ứng thái quá trước các tuyên bố hồi tuần rồi của Triều Tiên. Những ý kiến được trích dẫn trên báo New York Times của Mỹ cho rằng thượng đỉnh Mỹ - Triều vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch và những gì vừa xảy ra là bài học nhỏ cho ông Trump trước cuộc gặp ở Singapore.

Trong câu chuyện phi hạt nhân hóa Triều Tiên, có vẻ như người Mỹ không đánh giá cao quyết định đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Bình Nhưỡng dù ông Trump đã lên tiếng hoan nghênh. 

Theo thông báo ngày 12-5 của Triều Tiên, nước này sẽ mời các nhà báo 5 nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc tới chứng kiến lễ đóng cửa bãi thử Punggye-ri vào ngày 23 hoặc 25-5, tùy điều kiện thời tiết.

Việc không có bất kỳ thanh sát viên vũ khí quốc tế nào được mời tới Triều Tiên khiến hành động đóng cửa bãi thử chỉ mang tính tượng trưng. 

Từ Triều Tiên, nhà báo Tom Cheshire của Đài Sky News (Anh) nói các máy đo phóng xạ mang theo đã bị tịch thu, nên không thể xác nhận liệu có chất phóng xạ nào bị rò rỉ ra bên ngoài hay không.

"Việc đóng cửa bãi thử Punggye-ri chỉ mang tính tượng trưng. Đó là lý do tại sao cánh nhà báo, phóng viên ảnh ở đây, chứ không phải các thanh sát viên. Nhưng hành động biểu tượng này lại có tầm quan trọng cực kỳ lớn" - Cheshire viết.

Trên bình diện công khai, Trung Quốc luôn thể hiện thái độ ủng hộ cuộc gặp Trump - Kim. Thậm chí trong một cuộc điện đàm với ông Trump, ông Tập còn hối thúc nó nên diễn ra càng sớm càng tốt. Ngày 10-5, hai ngày sau cuộc gặp của ông Tập và ông Kim ở Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp ông Kim tại Singapore ngày 12-6.

Nghệ thuật đàm phán của ông Trump với hai miền Triều Tiên

TTO - Ông Nate Kerkhoff, nghiên cứu sinh cao học khoa An ninh quốc tế tại ĐH Yonsei (Seoul), cho rằng phong cách đàm phán của Tổng thống Mỹ chính là bắt đối thủ làm "con tin" nhưng Triều Tiên không phải là đối thủ dễ dàng.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp