07/05/2024 14:00 GMT+7

Khi sinh viên 'nghiện' dùng AI

Có sinh viên đang dùng một lúc đến 4 ứng dụng AI cho học tập, nghiên cứu, từ chương trình chính khóa đến luyện thi tiếng Anh…

Mai Thư, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), thường học tiếng Anh qua các ứng dụng có tích hợp AI - Ảnh: NVCC

Mai Thư, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), thường học tiếng Anh qua các ứng dụng có tích hợp AI - Ảnh: NVCC

Ngành nào cũng dùng AI

Minh Tâm - hiện đang theo học tại ĐH RMIT Việt Nam - nói hầu hết môn học của Tâm đều được giảng dạy bằng tiếng Anh nên các phần mềm AI được Tâm thường xuyên sử dụng.

Gần 2 năm qua, Gemini và ChatGPT được Tâm dùng nhiều nhất, hỗ trợ tìm kiếm ý tưởng và xây dựng dàn bài lúc viết luận.

“Mình thấy AI có thể trợ giúp đưa ra thông tin rất nhanh. Chỉ cần đưa chủ đề, AI có thể tìm kiếm và chọn lọc những nội dung phù hợp kèm trích nguồn”, Tâm nói.

Hoặc khi cần đọc nội dung của một bài giảng tiếng Anh từ file ghi âm, Tâm dùng OtterAi, phần mềm áp dụng AI xử lý giọng nói thành văn bản. Chỉ trong chưa đầy 5 phút, phần mềm có thể rã băng ghi âm thành text từ một audio bài giảng dài đến 30 phút.

Mai Thư, sinh viên khoa báo chí truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết đang dùng rất nhiều app tích hợp AI để học tiếng Anh như Toeic Exam, Duolingo, Cake, LingoDeer... Ngoài ra, Thư dùng ChatGPT để bổ trợ, kiểm tra lại cách dùng từ tiếng Anh, “nhờ” chỉnh sửa câu cú và ngữ pháp tiếng Anh.

Còn Thu Thủy, hiện đang là sinh viên hệ cử nhân tài năng, ĐH Kinh tế TP.HCM, đã tập dùng Google Analytics từ năm nhất để phân tích xu hướng thị trường. 

Qua phần mềm, Thủy sớm tiếp xúc với các thuật ngữ trong chuyên ngành marketing như Users, Pageviews, Bounce Rate, và Conversion Rate… giúp bạn bắt đầu làm quen với phương pháp phân tích hiệu quả website và các chiến dịch marketing.

“Mình cũng học được cách phân tích cách thức mà người dùng tìm đến website của bạn, hiểu thêm về hiệu quả của SEO, quảng cáo trả tiền, xã hội, và các kênh khác”, Thu Thủy nói nói.

Thầy cô “tuyển” AI làm trợ lý

Trương Quang Nhật, 28 tuổi, đang là giáo viên IELTS tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), đã sớm ứng dụng các chatbot như Gemini hay ChatGPT vào việc dạy IELTS của mình. Các chatbot có thể hỗ trợ đưa ra ví dụ và bài tập theo đúng với trình độ của người học. Ngoài ra, chatbot có thể đưa ra các ý tưởng, góc nhìn đa chiều cho các bài viết IELTS Writing.

Quang Nhật nói thêm các chatbot có thể “tự học” nên người dùng có thể “dạy” chúng thành những trợ lý riêng. 

Chẳng hạn, có bạn cung cấp cho Gemini hay ChatGPT những bài viết IELTS mẫu tương ứng với các thang điểm 6.5, 7.5 và 8.5, sau đó có thể yêu cầu chatbot học cách viết, cách sử dụng từ theo từng mức điểm đó.

“Tuy nhiên để kiểm chứng các thông tin do AI đưa ra, thầy cô có thể là một nguồn uy tín để học sinh đối chiếu lại những thông tin AI cung cấp trong quá trình tự học”, Quang Nhật nói.

Trương Quang Nhật thường làm các clip hướng dẫn học tiếng Anh, trong đó có các clip hướng dẫn ứng dụng những công nghệ AI mới như ChatGPT vào việc học - Ảnh: NVCC

Trương Quang Nhật thường làm các clip hướng dẫn học tiếng Anh, trong đó có các clip hướng dẫn ứng dụng những công nghệ AI mới như ChatGPT vào việc học - Ảnh: NVCC

ThS Trương Kiều Trinh, ĐH Sheffield Hallam (Anh), cho rằng các ứng dụng công nghệ nói chung và AI nói riêng đang thay đổi nhiều các lớp học truyền thống. 

Chẳng hạn, ChatGPT có thể được giáo viên sử dụng tại lớp để làm một kênh tham khảo các ví dụ, case study, các app như Kahoot!, Menti giúp học sinh tham gia các hoạt động kiểm tra bài ngay tại lớp, hoặc các biểu mẫu Google Forms giúp người dạy có thể khảo sát nhanh mức độ hài lòng của người học trong lớp học.

Ngoài ra, AI có thể được học sinh, sinh viên ứng dụng trong nghiên cứu, quản lý công việc học tập hằng ngày. Theo cô Trinh, vì hiện đang có nhiều ứng dụng công nghệ hay AI nên một thách thức là làm thế nào để có thể hiểu và khai thác hết những ứng dụng AI phù hợp với nhu cầu. Chỉ biết dùng sơ lược một ứng dụng AI nhưng chưa hết tiềm năng là khá uổng phí.

Bà Hà Lâm Tú Quỳnh, giám đốc truyền thông Google châu Á - Thái Bình Dương, phụ trách Việt Nam, cho biết khả năng tiếp cận AI và công nghệ số của học sinh, sinh viên Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang có những bước phát triển tích cực. 

Nhiều nước đã đẩy mạnh tiếp cận, xây dựng chương trình giáo dục lấy AI và kỹ thuật số làm trọng tâm.

“AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, và việc ứng dụng AI vào giáo dục sẽ giúp học sinh có được những kỹ năng cần thiết để thích nghi với thị trường lao động trong tương lai”, bà Tú Quỳnh nói.

Chờ đón sự kiện AI Day tại TP.HCM

Với mong muốn giúp học sinh, sinh viên tiếp cận và sử dụng các ứng dụng AI trong tìm kiếm việc làm và định hướng nghề nghiệp, bắt kịp xu hướng thời đại, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Google tổ chức sự kiện “Hiểu AI làm giàu hành trang nghề nghiệp”.

Chương trình sẽ diễn ra từ 8h - 17h thứ sáu (10-5) tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM. Tại đây, học sinh, sinh viên sẽ tiếp cận các thông tin bổ ích được trình bày bởi các chuyên viên AI của Google, diễn giả, KOL nổi tiếng về AI, tham quan các gian hàng liên quan đến các ngành nghề có ứng dụng AI.

Chương trình trân trọng cảm ơn đơn vị tài trợ: Nha Khoa Nhân Tâm, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM và sự đồng hành của các trường đại học: Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Đông Nam Á trong cuộc đua trung tâm dữ liệu AIĐông Nam Á trong cuộc đua trung tâm dữ liệu AI

Năm 2024 được dự đoán chứng kiến sự bùng nổ của các trung tâm dữ liệu (TTDL) để đáp ứng nhu cầu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Sự dịch chuyển của những gã khổng lồ công nghệ tới châu Á, đặc biệt Đông Nam Á, bắt đầu thấy rõ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp