25/05/2013 09:30 GMT+7

Khi "sao" Việt đến Cannes...

hungthuat
hungthuat

TT - Mấy ngày qua, truyền thông Việt không ngớt xôn xao với việc sao Việt ở Cannes, dù đây đã là năm thứ tư một số nghệ sĩ Việt được mời tới liên hoan phim này.

VjZmLRoH.jpgPhóng to
Các nghệ sĩ VN đi xem phim tại Liên hoan phim Cannes - Ảnh: Trung Nghĩa

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ðến Cannes, các sao Việt một lần bước lên thảm đỏ danh giá của liên hoan phim nổi tiếng này, được trải nghiệm cảm giác đứng trước rừng máy ảnh, ngợp trong sự chuyên nghiệp và sang trọng đẳng cấp thế giới, và sau đó... ra về.

Biết làm sao được, họ là những diễn viên, nhà làm phim hoặc thậm chí là những người nổi tiếng chưa bao giờ có mặt trên màn ảnh rộng... nhưng lại được đến Cannes bởi sự tài trợ của một số hãng rượu - món hàng vốn bị cấm quảng cáo ở VN.

Ðã có quá nhiều bình phẩm tốn giấy mực về ý nghĩa cũng như sự "chính danh" của hoạt động này. Nhưng bình tĩnh mà nhìn lại thì thấy sự "mắng mỏ" thường ở hai dạng chính: một dạng phản ứng với việc một số trang mạng quá hào hứng khi thổi phồng sự kiện này như một cơ hội vinh danh mang tên VN.

Dạng thứ hai phản ứng vì trang phục, cách trình diễn của sao Việt ở thảm đỏ Cannes sao mà... quê thế, xấu thế, kém thế, ít dân tộc tính thế... và khó chịu với những người tranh thủ khoe của...

Ðiện ảnh Việt chưa phải là chưa từng có cơ hội chính thức ở Cannes. Những cái tên Việt như Trần Anh Hùng, Phan Ðăng Di, Bùi Thạc Chuyên đều từng một lần đến Cannes bằng lời mời và sự tài trợ chính thức từ ban tổ chức chứ không phải từ một hãng rượu.

Trần Anh Hùng là giải Camera vàng với Mùi đu đủ xanh, Phan Ðăng Di là Bi, đừng sợ với hai giải của tuần lễ phê bình Cannes, Bùi Thạc Chuyên là Cuốc xe đêm với giải ba phim sinh viên ở Cannes. Họ chính là đại diện chính thức (riêng Trần Anh Hùng quốc tịch Pháp nhưng Mùi đu đủ xanh nói tiếng Việt) của điện ảnh Việt đến với thế giới qua một liên hoan phim nổi tiếng.

Nói thế không có nghĩa là việc sao Việt đến Cannes không từ lời mời chính thức của ban tổ chức thì đáng xấu hổ. Trách là trách cách truyền thông của nhà tài trợ khi dùng quá nhiều mỹ từ như "vinh dự", "đẳng cấp", "rạng danh điện ảnh Việt"... đã dẫn đến những phản ứng khó chịu, đánh mất thiện cảm từ phía khán giả Việt... Còn việc mặc thế nào trên thảm đỏ, các sao Việt đành phó mặc hình ảnh của mình cho các nhà thiết kế để rồi bị "mắng" tơi tả, soi mói đến từng phụ kiện, chất liệu...

Ðến Cannes năm 2012, diễn viên Huy Khánh đã có lời đáp trả với sự "ném đá" từ dư luận: "Sao lại chê trách chúng tôi chỉ vì chúng tôi được mời đến Cannes bởi một hãng rượu?...". Còn đạo diễn Phan Ðăng Di nhìn nhận: "Cannes mở mà đóng. Mở vì đó là nơi hội hè ăn chơi thì người ta đến đó, dù là được mời với phim hay không, nếu ăn mặc đẹp, sexy đều được đón chào".

Dư luận "mắng mỏ" nhiều điều đúng sai nhưng cũng không thể không ghi nhận chính phản ứng của dư luận rằng tại sao hình ảnh đại diện phim ảnh Việt không phải là những nhà làm phim có tác phẩm danh chính ngôn thuận đã mang lại những dấu hiệu tích cực. Nếu như Bùi Thạc Chuyên, Phan Ðăng Di, Nguyễn Hoàng Ðiệp từng phải đơn độc đến Cannes (dù được mời chính thức), thì nay một nhà làm phim trẻ "mới toanh" là Trần Dũng Thanh Huy cùng nhà sản xuất cũng "mới toanh" (dù gương mặt thì không mới) là Hồng Ánh đã nhận được tài trợ cũng từ một hãng rượu khác để mang phim 16:30 đến Cannes 2013. Một phim ngắn đến với một hoạt động bên lề là Góc phim ngắn, khiêm tốn nhưng vẫn là tiếng nói chính thức cất lên từ một nền điện ảnh đang phát triển là VN, dù được sự tài trợ từ đâu chăng nữa thì cũng đáng mừng cho Thanh Huy. Và sẽ còn mừng thêm nếu có nhiều nhãn hàng kinh doanh hợp pháp sẵn sàng mở hầu bao cho điện ảnh.

CÁT KHUÊ

___________

Tin bài liên quan:

hungthuat
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp