08/12/2011 10:27 GMT+7

Khi nhà tuyển dụng từ chối khéo...

NGUYỄN BÁ TRỌNG LUÂN(Giám đốc tuyển dụng Công ty LogiGear Việt Nam)
NGUYỄN BÁ TRỌNG LUÂN(Giám đốc tuyển dụng Công ty LogiGear Việt Nam)

TTO - * Em mới tốt nghiệp đại học, ngành hệ thống thông tin quản trị - ngân hàng. Em có ứng tuyển vào nhiều vị trí, kể cả đúng chuyên ngành và trái ngành.

1vNKPsgq.jpgPhóng to
Ảnh: wordpress.com
TTO - * Em mới tốt nghiệp đại học, ngành hệ thống thông tin quản trị - ngân hàng. Em có ứng tuyển vào nhiều vị trí, kể cả đúng chuyên ngành và trái ngành.

Có một điều em vẫn thắc mắc khi đối diện với nhà tuyển dụng là khi hỏi em học trường gì và vì sao lại nộp vị trí này, họ nhận xét "Chị nghĩ em học ngành này ra mà làm việc này uổng quá"... Em muốn hỏi ý nhà tuyển dụng là sao? Và em nên đáp lại như thế nào là an toàn nhất?

(Nguyễn Thị Thuần)

- Chào bạn. Xem qua hồ sơ của bạn, tôi thấy có vẻ như bạn là một người rất năng động, từng tham gia nhiều hoạt động nhằm bổ trợ thêm những kỹ năng cho bản thân. Bên cạnh đó, bằng cấp chuyên ngành và những giải thưởng mà bạn đạt được trong quá trình học đã làm phong phú thêm nguồn thông tin trong hồ sơ của mình. Đây là một ưu điểm mà không phải bạn sinh viên nào vừa ra trường cũng đều có thể làm được.

Tuy nhiên, về tình huống mà một nhà tuyển dụng đã nhận xét về bạn: "Chị nghĩ em học ngành này ra mà làm việc này uổng quá"... , tôi không biết công ty của nhà tuyển dụng này là công ty trái chuyên ngành với bạn hay đúng với chuyên ngành của bạn. Do không rõ lắm thông tin này nên tôi sẽ giả định hai tình huống như sau:

Tình huống 1: Bạn ứng tuyển vị trí công việc trái với chuyên ngành của mình

Dù là trái ngành nhưng nhà tuyển dụng đã mời bạn đến phỏng vấn, điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận một ứng viên "ngoại đạo" như bạn. Vấn đề của bạn là thể hiện mình sẽ phù hợp với công việc mà mình ứng tuyển như thế nào. Với câu nhận xét như trên, rõ ràng trong suy nghĩ của họ đang có hai nhận định:

Thứ nhất, bạn hoàn toàn có đủ khả năng làm công việc đó, tuy nhiên vì bạn đang đi tìm một công việc chứ không phải đang đi tìm một nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp này nên khả năng cam kết, gắn bó với họ không cao. Chính vì yếu tố chưa đủ tin cậy này nên họ vẫn ngập ngừng khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Thứ hai, bạn hoàn toàn chưa đủ khả năng hoặc chưa phù hợp đảm nhận công việc đó, nhà tuyển dụng đã tinh ý nhận ra bạn phù hợp với ngành nghề nào hơn. Lời nhận xét trên cũng là một hình thức từ chối khéo và đang cố gắng hướng cho bạn quay về những công việc đúng với chuyên ngành của mình.

Tình huống 2: Bạn ứng tuyển vị trí công việc đúng với chuyên ngành của mình

Khả năng nhà tuyển dụng nhận xét như câu trên là rất ít vì bạn đã đi đúng hướng của mình, nếu họ có nhận xét như thế thì cũng là một cách từ chối khéo vì có thể họ còn có nhiều lựa chọn tốt hơn cho vị trí đang tuyển dụng.

Như vậy, đối với những tình huống như đã nêu trên, khi nhà tuyển dụng đưa ra nhận định như thế, cách tốt nhất là bạn phải định lượng được khả năng của mình và phần trăm phù hợp công việc họ đang tuyển. Hãy nói rõ điều này với họ và nếu đang ứng tuyển công việc trái ngành, hãy cho họ biết bạn sẽ phát triển theo cách của mình với công việc này như thế nào, trong bao lâu, để họ có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn về khía cạnh này.

Cá nhân tôi, tôi khuyên bạn nên kiên trì đi theo đúng hướng với chuyên ngành của mình, dù gì đây cũng là thế mạnh của bạn và tôi tin chắc bạn sẽ tự tin hơn khi đi phỏng vấn hay ứng tuyển những công việc như thế.

Tôi chúc bạn luôn thành công!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected] Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

NGUYỄN BÁ TRỌNG LUÂN(Giám đốc tuyển dụng Công ty LogiGear Việt Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp