Nhưng để cải thiện cái yếu, cái chán đó, nhiều trường ngoài công lập đã can thiệp quá sâu vào cách đánh giá của giảng viên mà kết quả của sự can thiệp này chính là SV yếu vẫn hoàn yếu.
Một giảng viên là tiến sĩ ngành khoa học tự nhiên, dạy ở hai trường ĐH ngoài công lập, tâm sự: “Khi vừa được nhà trường mời giảng, tôi đã nhận được “lời giáo huấn” từ các cán bộ đào tạo của trường rằng vì đầu vào SV hơi yếu, mong thầy “nương tay”.
Điều đáng nói là không chỉ có giảng viên biết điều này mà các SV cũng “thấm nhuần tư tưởng” giảng viên sẽ “nương tay” với mình nên hết sức lơ là trong học tập”.
Một tiến sĩ khác có kinh nghiệm nhiều năm dạy một số trường ngoài công lập than: “Mới đây, khi vừa có kết quả thi hết môn do mình dạy, tôi nhận được các cuộc điện thoại do một cán bộ trường cung cấp số, và chính các SV rớt đã gọi điện mong thầy thông cảm cho tụi em “qua” môn này”.
Đặc biệt, khi vị giảng viên này kiểm tra lại họ tên các SV gọi điện xin điểm thì toàn là những SV không đi học buổi nào, trong khi các SV đi học đầy đủ đều thi đạt yêu cầu. Vị tiến sĩ này bị đặt trong tình huống vô cùng khó xử giữa một bên là nguyên tắc sư phạm và một bên là… nhà trường.
Nhưng nếu mạnh tay thì liệu các trường có đứng trước nguy cơ diệt vong vì còn quá ít SV không? Đa số giảng viên đều nhận định nếu học lực hơi yếu nhưng chăm chỉ học hành, các em ít nhất cũng đạt được loại trung bình và sẽ đủ sức vượt qua các kỳ thi. Khổ nỗi chính chủ trương của một số trường đã làm hại SV.
Nhiều trường đã nhắm vào cái lợi trước mắt là giữ được SV mà quên đi tác hại lâu dài chính là chất lượng đào tạo giảm sút, ảnh hưởng đến “thương hiệu” của mình cũng như của hệ thống trường ngoài công lập.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận