31/05/2016 17:10 GMT+7

Khi "hoa vàng cỏ xanh" cũng không có để chiếu

V.V.TUÂN
V.V.TUÂN

TTO - "Những bộ phim như Hương Ga, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh gây dậy sóng dư luận, nhưng rạp Đông Hà chỉ biết thèm khát, ước ao trước yêu cầu của công chúng chứ không có để chiếu".

Dù công chúng yêu cầu, các rạp địa phương như rạp ở Đông Hà, Quảng Trị cũng không có bản phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh để chiếu - Ảnh: ĐPCC

Ông Hồ Thanh Thoan (Quảng Trị) cho biết như vậy tại hội thảo Giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành - phổ biến phim tại rạp của trung tâm (công ty) phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc, do Cục điện ảnh (Bộ VH-TT&DL) tổ chức sáng ngày 31-5 tại Hà Nội.

Rất nhiều đại diện các trung tâm chiếu phim ở các địa phương phía Bắc đồng loạt lên tiếng kêu cứu khi trang thiết bị ngày càng lạc hậu, nguồn phim để chiếu phục vụ khán giả luôn khan hiếm và chậm hơn các thành phố lớn vài tháng, số lượng khán giả đến rạp địa phương ngày càng giảm kéo theo doanh thu từ các rạp cũng giảm. Đó là nội dung chủ yếu của hội thảo.

Trong đề dẫn hội thảo, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục điện ảnh cho biết, trong những năm gần đây, hoạt động phát hành phổ biến phim có bước phát triển mạnh mẽ, thị trường điện ảnh tăng nhanh và đều đặn, doanh thu chiếu bóng hàng năm tăng.

Nhưng đó chỉ là dấu hiệu khởi sắc ở các thành phố lớn, còn các trung tâm chiếu phim địa phương lại là một bức tranh mang màu sắc ảm đạm.

“Khó khăn lớn nhất của công tác phát hành phổ biến phim ở các tỉnh thành là tình trạng rạp xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, không phù hợp và thiếu nguồn. Bên cạnh đó, tình trạng báo động là rạp ở một số địa phương đã bị thu hồi hoặc có nguy cơ bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác” - bà Ngô Phương Lan phát biểu.

Cũng theo bà Lan, hệ thống rạp các địa phương chưa được trang bị hệ thống máy chiếu kỹ thuật số chuẩn 2K nên các bộ phim VN sản xuất và phim nước ngoài nhập khẩu theo công nghệ mới không tương thích nên không thể chiếu phim. Vì vậy, những nơi này chủ yếu dùng để chiếu phim do nhà nước đặt hàng.

Trong khi đó, theo Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì mỗi địa phương phấn đấu có từ một đến hai cụm rạp chiếu phim có trang bị kỹ thuật đạt tiêu chuẩn.

Một khó khăn nữa được ông Dương Văn Biên - giám đốc trung tâm chiếu phim Lạng Sơn than thở là các phim được chiếu tại rạp địa phương phục vụ khán giả thường chậm hơn các thành phố từ 6-9 tháng, nên khán giả đến rạp thưa dần làm cho doanh thu không đạt kế hoạch nhà nước giao.

“Nguồn phim sử dụng chiếu tại rạp hiện nay rất nghèo nàn, phần lớn là phim VN. Các buổi chiếu tại rạp chủ yếu là khai mạc và phục vụ các đợt phim chính trị, còn chiếu doanh thu rất ít khán giả. Các bộ phim ngoại được giới trẻ quan tâm thì địa phương không có bản quyền sử dụng. Những phim VN khi đưa vào chiếu rạp thì đã được phát tán trên các phương tiện thông tin khác từ rất lâu rồi” - bà Nguyễn thị Nguyệt Ánh (Vĩnh Phúc) nói. 

Vì thế, hầu hết ý kiến các trung tâm chiếu phim địa phương đều đề nghị Cục điện ảnh, Bộ VH-TT&DL quan tâm đầu tư trang thiết bị cho các rạp phim, đồng thời các hãng sản xuất và phát hành phim lớn nên tạo điều kiện để các rạp địa phương được mua bản quyền phim sớm.

V.V.TUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp