17/01/2025 10:47 GMT+7

Khí hậu năm 2024 lịch sử về thiên tai của Việt Nam: Nóng nhất, bão mạnh

Năm 2024 là năm có nhiệt độ trung bình năm toàn quốc cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc của Việt Nam. Bên cạnh đó, bão Yagi được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 30 năm trên Biển Đông đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tỉnh, thành phố.

Khí hậu năm 2024: Năm lịch sử về thiên tai của Việt Nam - Ảnh 1.

Bão Yagi tàn phá Cẩm Phả, Quảng Ninh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Năm lịch sử về thiên tai

Ngày 17-1, Tổng cục Khí tượng thủy văn thông tin về đặc điểm tình hình thiên tai năm 2024 và xu thế khí hậu thủy văn năm 2025.

Ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho hay tại Việt Nam nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 12 nói chung cao hơn từ 0,5°C đến 1,5°C so với mức trung bình.

Đặc biệt, nhiệt độ vào tháng 4 rất cao, vượt trội mức trung bình lên đến 4°C ở các khu vực phía Bắc. Nhiệt độ trung bình cả nước năm 2024 là 24,87°C, cao hơn so với trung bình nhiều năm (thời kỳ 1991-2020) là 1,10°C.

Với mức nhiệt độ trung bình này, 2024 là năm có nhiệt độ trung bình năm toàn quốc cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc của Việt Nam. Cũng trong năm 2024, tại Nam Bộ đã xảy ra nắng nóng kéo dài liên tục 47 ngày (từ 29-3 đến 14-5).

Tổng lượng mưa năm 2024 cả nước phổ biến 1.500 - 2.500mm, có nơi cao hơn. Số lượng bão năm 2024 ở mức xấp xỉ so với mức trung bình với 10 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới, nhưng đã xảy ra bão rất mạnh và siêu bão gây ra tác động đáng kể.

Trong đó, bão Yagi, cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 30 năm trên Biển Đông, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Quảng Ninh - Hải Phòng, các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và TP Hà Nội.

Năm 2024, Việt Nam cũng ghi nhận những trận lụt lớn xảy ra thành nhiều đợt trong năm, với một số khu vực ghi nhận mức nước lũ lịch sử vượt qua các mức báo động 1, 2, một số sông vượt báo động 3.

Đặc biệt từ ngày 7 đến 15-9 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Yagi), trên phần lớn các sông ở Bắc Bộ đã xuất hiện một đợt lũ lớn và lũ lịch sử. Đã có 20/25 tỉnh, thành phố phía Bắc xảy ra ngập lụt diện rộng.

Do mưa lớn trong cơn bão số 3, tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ đã xảy ra một chuỗi thiên tai lũ quét và sạt lở đất, nghiêm trọng nhất là trận lũ quét kinh hoàng xảy ra.

Hạn hán và xâm nhập mặn cũng là những vấn đề đáng kể, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi xâm nhập mặn sớm và gay gắt đã ảnh hưởng đến nông nghiệp và cuộc sống hằng ngày.

Thời tiết năm 2025 ra sao?

Theo ông Lâm, dự báo không khí lạnh hoạt động tương đương trung bình nhiều năm nên sẽ có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3-2025.

Trong đó cần đề phòng xuất hiện các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng, băng giá, sương muối ở khu vực vùng núi phía Bắc.

Về nắng nóng, khu vực phía Nam và Tây Nguyên vào nửa đầu tháng 3 khả năng bắt đầu nắng nóng. Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ vào khoảng tháng 4 và phía Đông Bắc Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ từ khoảng tháng 5 trở đi.

"Nhiều khả năng nắng nóng trong năm 2025 sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024", ông Lâm thông tin.

Về hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định mùa bão trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm (khoảng tháng 6).

Số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn, ảnh hưởng đến đất liền khoảng 5-6 cơn).

Ngoài ra, trong năm 2025 số đợt mưa lớn diện rộng xảy ra trên toàn quốc và ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (khoảng 20 đợt).

Các đợt mưa lớn diện rộng có khả năng bắt đầu từ tháng 6 ở Bắc Bộ, sau đó chuyển dần về phía Nam và kết thúc vào khoảng tháng 12 ở các tỉnh Trung Bộ.

Triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ dự báo có 6 đợt triều cường cao, vào các ngày 1 đến 6-3, 28-3 đến 3-4, 27-4 đến 3-5, 7 đến 13-10, 4 đến 10-11 và 4 đến 10-12. Trong đó, đợt triều ngày 4 đến 10-11 và 4 đến 10-12, mực nước trạm Vũng Tàu có thể đạt trên 4,3m.

Trong mùa khô đầu năm 2025, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, từ tháng 2 đến tháng 4 xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp tại các địa phương, tuy nhiên tình trạng xâm nhập mặn không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020.

Khí hậu năm 2024: Năm lịch sử về thiên tai của Việt Nam - Ảnh 2.Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp