21/02/2024 15:42 GMT+7

Khi doanh nghiệp Việt 'đem chuông đi đánh xứ người'

Xuất khẩu xây dựng, dịch vụ tổng thầu, xây nhà cho thế giới… là hướng mà các doanh nghiệp Việt tìm đến thị trường tiềm năng nước ngoài khi trong nước khó khăn, và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành xây dựng.

Dự án may mặc lớn nhất, có diện tích 400.000  m²  tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia do Công ty BMB Steel (TP.HCM) xây dựng - Ảnh: Q.T.

Dự án may mặc lớn nhất, có diện tích 400.000m² tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia do Công ty BMB Steel (TP.HCM) xây dựng - Ảnh: Q.T.

Từ câu chuyện một doanh nghiệp Việt trúng thầu 5 dự án nhà ở xã hội tại châu Phi, làm sao để thu hút thị trường quốc tế đầy tiềm năng và xây chiến lược lâu dài là chuyện không ít doanh nghiệp tính toán.

Không làm kiểu "cắt ngọn, hái quả"

Là một nhà thầu thiết kế và xây dựng trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, hơn 20 năm tổng thầu kết cấu thép, thiết kế và thi công nhiều dự án lớn nhỏ trong và ngoài nước, có những khách hàng lớn như Pepsico, Hyundai, Samsung, Cargill… Công ty BMB Steel (TP.HCM) có nhiều câu chuyện, nhiều hướng đi trong việc đấu thầu quốc tế.

Ông Trần Lê Quốc Thái, tổng giám đốc BMB Steel, chia sẻ hiện nay thị trường tiềm năng của BMB Steel là các nước Đông Nam Á, mỗi năm công ty ký 150 dự án trong và ngoài nước, doanh số hơn 3.000 tỉ.

"Từ ngày đầu gầy dựng chỉ có văn phòng tại Campuchia và Myanmar, còn bây giờ tất cả các nước Đông Nam Á gần như có chi nhánh, có văn phòng phủ sóng, có 9 chi nhánh với 1.200 nhân viên. Khi đi đánh xứ người có nhiều khó khăn như luật pháp, thuế, văn hóa, con người…", ông Thái cho hay.

Vượt qua khó khăn để trụ lại… "xứ người", ông Thái chia sẻ: "Đó là tăng thời gian bảo hành sản phẩm. Ví dụ các công ty ở Campuchia bảo hành 12 tháng, mình 18 tháng vì sản phẩm tốt mới dám bảo hành như thế. 

Tiếp đến, xây dựng và thiết kế thi công sản phẩm không theo tiêu chuẩn Việt, mà theo tiêu chuẩn Mỹ… mới tạo khác biệt, mới tự tin đi ra nước ngoài đấu thầu. Ngoài ra, yếu tố văn hóa công ty khỏe mạnh, nhân viên cũng là "vũ khí" phụ trợ tốt", ông Thái phân tích.

Khi thị trường trong nước khó khăn, phát triển thị trường nước ngoài là bắt buộc và tất yếu, nhưng muốn trúng thầu cần sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ, có hệ thống quản lý chất lượng, tiến độ, an toàn lao động…

Ông Thái nhấn mạnh: "Không phải làm xong dự án là xong, mà hướng đến phát triển thành hệ thống, tạo thương hiệu xây dựng Việt Nam ở thị trường quốc tế. Đó là lý do các công ty xây dựng lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản dễ dàng đi khắp nơi trên thế giới".

Hướng đến phát triển bền vững

Công ty cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng (Đại Dũng Corp), doanh nghiệp Việt trúng gói thầu ở các dự án phục vụ World Cup 2022 tại Qatar và nhiều công trình lớn ở châu Âu…, đã có bề dày về xuất khẩu xây dựng.

Doanh nghiệp Việt gia công hàng tại nhà máy cho dự án bảo tàng ở nước Úc - Ảnh: Đ.D.

Doanh nghiệp Việt gia công hàng tại nhà máy cho dự án bảo tàng ở nước Úc - Ảnh: Đ.D.

Ông Trịnh Tiến Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị Đại Dũng Corp, cho biết Đại Dũng đã xuất khẩu xây dựng sang 50 quốc gia trên thế giới, thị trường quốc tế chiếm 70-80%.

Để chiếm lĩnh được thị trường quốc tế, ông Dũng nói phải xây dựng khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng thành đối tác chiến lược, thành hệ sinh thái; dòng sản phẩm phải bền vững 15-20 năm trở lên và am hiểu, đón đầu được thị trường tiềm năng, xây chiến lược lâu dài…

"Chẳng hạn như Nhật, đất nước càng ngày càng tăng trưởng, nhu cầu tăng nhưng lao động thiếu hụt; mình sẽ thay thế một số nhà cung cấp trước như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. 

Hay thị trường Úc đang bùng nổ công trình công nghiệp, công trình dân dụng, nhà cao tầng…; rồi thị trường châu Âu, những công trình đã già nua đến lúc tái thiết.

Ở đây nguồn lao động, giá thành, môi trường cũng rất tiềm năng. Hoặc thị trường Trung Đông, các thành phố đã xây nhiều năm, các lĩnh vực năng lượng tái tạo bùng nổ…", ông Dũng dẫn chứng.

Ngoài ra thành công ở xứ người, ông Dũng cho biết cần hướng đến sự phát triển bền vững, như đào tạo nhân lực, máy móc thiết bị, công nghệ, quy trình sản xuất, cơ sở quy mô phải đáp ứng được các đơn hàng lớn, tiêu chuẩn môi trường…

Cần "sức khỏe" tài chính tốt

Cũng thừa nhận nhiều khó khăn khi đi đấu thầu xây dựng ở nước ngoài, Công ty cổ phần đầu tư - kỹ thuật - xây dựng Nam Thịnh từng trúng thầu dự án khách sạn có 800 phòng ở Campuchia, phần cơ điện lạnh.

Nhưng ông Hà Chí Nghĩa, tổng giám đốc công ty, chia sẻ khó khăn nào cũng vượt qua, nhưng "đi đấu" cũng cần bối cảnh.

"Ngoài thương hiệu công ty, cần có người dẫn dắt, mối quan hệ hoặc đối tác nước ngoài từng đầu tư vào Việt Nam.

Hiện tại khó khăn, doanh nghiệp xây dựng gặp trở ngại về tài chính. Cần thời gian để nội lực mạnh hoặc chờ hồi phục mới đi ra thị trường các nước cạnh tranh vì tài chính quyết định không nhỏ", ông Nghĩa chia sẻ quan điểm.

Thầu xây dựng làm gì để thu về hàng ngàn tỉ trong thời khó?Thầu xây dựng làm gì để thu về hàng ngàn tỉ trong thời khó?

Coteccons trúng thầu xây dựng nhà máy Lego, muốn đẩy mạnh xây dựng các dự án lớn, trong khi Hòa Bình và các nhà thầu khác cũng muốn tăng mảng nhà xưởng, hạ tầng, nhà ở xã hội...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp