28/01/2024 14:53 GMT+7

Khỉ đang gây hỗn loạn thị trường dược phẩm trị giá 586 tỉ USD của Mỹ

Số phận 1.200 con khỉ đang rơi vào tình trạng lửng lơ trong chuồng ở các công ty dược phẩm Mỹ. Vụ việc làm tê liệt ngành công nghiệp thử nghiệm dược phẩm trị giá hàng tỉ USD của xứ cờ hoa.

Khoảng 95% loài linh trưởng được nhập khẩu vào Mỹ để phục vụ công việc y sinh là khỉ đuôi dài - Ảnh: FORTUNE

Khoảng 95% loài linh trưởng được nhập khẩu vào Mỹ để phục vụ công việc y sinh là khỉ đuôi dài - Ảnh: FORTUNE

Theo tạp chí Fortune, vào một buổi sáng tháng 11-2022, ông Masphal Kry - giám đốc phụ trách động vật hoang dã và đa dạng sinh học của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) - đang trên đường tham dự một hội nghị động vật hoang dã quốc tế ở Panama thì bị bắt giữ tại sân bay quốc tế J.F.K theo lệnh của Mỹ.

Ông Kry bị cáo buộc buôn lậu loài khỉ linh trưởng hoang dã.

Tất nhiên, lúc đó ông không thể dự đoán được hơn một năm sau ông vẫn ở Mỹ - bị quản thúc tại gia, chờ xét xử với tội danh có mức án tối đa là 145 năm tù.

Ông Kry cũng không thể tưởng tượng rằng việc bắt giữ này sẽ lôi kéo ông vào một bộ phim "truyền hình quốc tế" lộn xộn, hoành tráng và chưa đến hồi kết.

Chiến dịch giải phóng khỉ đuôi dài

Đối với Cơ quan Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã Mỹ, việc bắt giữ quan chức Campuchia là một chiến thắng trong cuộc điều tra kéo dài nhiều năm.

“Chiến dịch Giải phóng khỉ đuôi dài” đã phát hiện ra những lỗ hổng sâu sắc và đáng báo động trong chuỗi cung ứng khỉ thí nghiệm ở Mỹ.

Trong một tuyên bố vào thời điểm đó, MAFF cho biết họ “ngạc nhiên và đau buồn” trước vụ bắt giữ Kry và rằng tổ chức này ủng hộ luật pháp và các nguyên tắc chi phối việc buôn bán động vật hoang dã quốc tế.

Bản cáo trạng gồm 8 tội danh, dài 27 trang, được công bố sau vụ bắt giữ, công khai một âm mưu tội phạm quy mô lớn được các quan chức cấp cao của bộ máy quan liêu của Campuchia thực hiện.

Edward Grace, trợ lý giám đốc Cơ quan Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã Mỹ, cho biết những con khỉ hoang chuyển sang nuôi nhốt có thể gặp bệnh tật và từ đó làm sai lệch nghiên cứu khoa học.

"Sức khỏe và hạnh phúc của công chúng Mỹ bị rủi ro khi những động vật này bị đưa ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng và bị bán bất hợp pháp ở Mỹ và nhiều nơi khác" - Grace nói.

Ngành công nghiệp dược phẩm sinh học trị giá 586 tỉ USD của Mỹ, sau vụ bắt giữ Kry đã lâm vào khủng hoảng.

Theo đó, việc nhập khẩu khỉ đuôi dài Campuchia bị chặn đứng, vốn chiếm khoảng 60% nguồn cung khỉ thí nghiệm của ngành. Và 1.200 con khỉ lỡ nhập vào Mỹ, số phận vẫn ở tình trạng lơ lửng khi vụ án kéo dài.

Những động vật này đã được sử dụng để phát triển vắc xin ngừa Ebola và COVID-19, cũng như trong nghiên cứu liên quan đến nhiều loại bệnh, từ rối loạn sinh sản đến liệu pháp gene.

Một số người trong ngành công nghiệp dược phẩm thậm chí còn cho rằng Mỹ đang nhường lại lợi thế khoa học - và an ninh quốc gia, đặc biệt là trong một trận đại dịch khác - cho Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc có cả cơ sở hạ tầng nhân giống khỉ mạnh mẽ và tham vọng công nghệ sinh học thống trị thế giới.

Giá linh trưởng thí nghiệm lên hơn 25 lần

Trung Quốc, trước đây là nguồn cung khỉ thí nghiệm lớn nhất cho Mỹ, đã cắt giảm hoạt động xuất khẩu loài động vật này khi bắt đầu đại dịch COVID-19.

Các nhà nhập khẩu Mỹ đã chuyển hướng sang các trang trại chăn nuôi ở Campuchia để bù đắp sự thiếu hụt lớn.

Từ năm 2020-2022, Campuchia đã cung cấp cho Mỹ khoảng 18.000 khỉ linh trưởng/năm.

Khi cuộc đua vắc xin COVID-19 diễn ra gay gắt, giá khỉ tăng gấp 10 lần, từ khoảng 2.000 USD/con lên hơn 20.000 USD/con. Một quan chức Chính phủ Mỹ cho biết thậm chí những con khỉ châu Á chưa sinh ra đã bị các công ty Mỹ tranh nhau đặt mua trước.

Khỉ Campuchia biến mất khỏi thị trường Mỹ khiến giá khỉ trên thị trường tăng mạnh, hiện lên tới 55.000 USD/con hoặc hơn trong một số trường hợp.

Dù thế nào đi nữa, cuộc tranh cãi trong việc mua bán khỉ đã làm nổi bật một khía cạnh của công tác y sinh: tiến bộ y tế - ít nhất là ở thời điểm hiện tại - phụ thuộc vào việc hy sinh một số họ hàng động vật có vú gần nhất của chúng ta như loài khỉ.

Một câu hỏi tồn tại từ nhiều năm: Liệu lợi ích đối với con người có biện minh cho tác hại không thể phủ nhận đối với rất nhiều sinh vật sống, thở và có tri giác khác như khỉ không?

Những người trong ngành và các nhà phê bình đều đồng ý rằng giải pháp lâu dài tốt nhất là không sử dụng động vật trong nghiên cứu. Nhưng công nghệ khác vẫn chưa có.

Hiện tại, nước Mỹ vẫn cần khỉ thí nghiệm.

Vắc xin ngừa COVID-19 có thể ra đời chậm hơn vì… thiếu khỉ thử nghiệmVắc xin ngừa COVID-19 có thể ra đời chậm hơn vì… thiếu khỉ thử nghiệm

TTO - Khỉ dùng trong thử nghiệm đang thiếu trầm trọng ở Mỹ. Một số hãng dược phẩm đã nghĩ đến chuyện thử nghiệm trên người trước khi kết thúc nghiên cứu trên khỉ. Lợi bất cập hại là đây!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp