20/01/2020 09:00 GMT+7

Khi công nghệ đi vào cây cà phê

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Khủng hoảng cà phê già cỗi tại khu vực trồng Robusta lớn nhất thế giới dường như đã tìm ra lời giải khi mô hình giống cà phê nuôi cấy mô mới kết hợp biện pháp kỹ thuật và ứng dụng công nghệ đã cho những vụ cà phê năng suất lên đến 5, 7 tấn/ha.

Khi công nghệ đi vào cây cà phê - Ảnh 1.

Nông dân thực hành chăm sóc cà phê trên vườn - Ảnh: TRẦN MẠNH

Cuộc khủng hoảng cà phê già cỗi tại khu vực trồng Robusta lớn nhất thế giới dường như đã tìm ra lời giải khi mô hình giống cà phê nuôi cấy mô mới kết hợp với các biện pháp kỹ thuật và ứng dụng công nghệ đã cho những vụ cà phê năng suất lên đến 5-7 tấn/ha.

Đây là những kết quả vượt trội của chương trình hợp tác công tư trong lĩnh vực cà phê giữa Công ty Nestlé và Bộ NN&PTNT triển khai 10 năm qua tại Việt Nam. Cà phê mới cho năng suất cao gấp 2-3 lần cà phê cũ và thậm chí bằng năng suất lúa.

Hàng chục ngàn nông dân hưởng lợi

Mới cho thu hoạch vụ thứ hai sau bốn năm xuống giống nhưng năng suất vườn cà phê của anh Nguyễn Đức Huề, xã Ia Hrung, Ia Grai, Gia Lai năm nay ước đạt 5 tấn nhân/ha, vượt trội so với vườn cà phê bên cạnh trồng từ năm 2010 với năng suất chỉ 2-3 tấn.

“Tôi đã đi thăm một số mô hình tái cấy theo quy trình mới ở Đắk Lắk, từ năm thứ năm trở đi loại cà phê mới này có thể cho năng suất đến 7 tấn/ha” - anh Huề cho biết.

Thông qua các chương trình tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, quản lý cỏ dại, dịch hại, tưới tiêu và cung cấp cây giống, anh Huề cho hay việc giảm chi phí nhưng vẫn tăng năng suất dường như là điều không thể trước đây nay đang trở thành hiện thực.

“Tôi có thể kiểm soát mọi chi phí, tính toán được giá thành để biết năng suất vườn cà phê ngày càng tăng, trong khi chi phí đang giảm nhờ không sử dụng thuốc diệt cỏ, dùng phân thuốc đúng cách và trồng xen canh” - anh Huề nói.

Anh Huề là một trong 21.000 nông dân ở bốn tỉnh Tây Nguyên đang được hưởng lợi từ chương trình phát triển cà phê bền vững Nescafe Plan được triển khai từ năm 2010 tại hơn 10 quốc gia thuộc các khu vực trồng cà phê trọng điểm trên thế giới, nhằm mang lại giá trị bền vững cho nông dân trồng cà phê.

Trong số các nước đang triển khai dự án cùng với Brazil, dự án tại Việt Nam được đánh giá có quy mô lớn và thành công nhất. Đến nay, dự án đã phát 36 triệu cây giống và khoảng 240.000 lượt nông dân được tập huấn.

Việt Nam được tập trung hỗ trợ nhiều nhất với 9/20 triệu cây giống nuôi cấy mô, chiếm 30% nông dân được tập huấn trên quy mô toàn cầu của chương trình.

Ông Will Mackereth, giám đốc chuỗi cung ứng Công ty Nestlé Việt Nam, chia sẻ: “Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật canh tác và kết nối nông dân, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi tích cực cải thiện đời sống của cộng đồng nông dân sản xuất cà phê và chất lượng hạt cà phê. Chúng tôi tin tưởng rằng những người nông dân sẽ tiếp tục gắn kết với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, đồng hành cùng dự án”.

Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN (VICOFA), nhận xét dự án đóng góp hết sức tích cực trong việc hỗ trợ nông dân, kể cả trong thời điểm thị trường bấp bênh với năng suất vườn cà phê tham gia dự án đạt 4,5- 5 tấn/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước là 2,6 tấn/ha.

Hoạt động hỗ trợ tái canh của dự án cũng đóng góp rất lớn vào mục tiêu tái canh tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi là 130.000ha trên tổng diện tích cà phê gần 650.000ha.

Khi công nghệ đi vào cây cà phê - Ảnh 2.

Khách quốc tế tham quan mô hình vườn cà phê bền vững tại Gia Lai - Ảnh: TRẦN MẠNH

Công nghệ tăng giá trị

Ông Phạm Phú Ngọc, trưởng đại diện Nestlé tại Tây Nguyên, còn cho biết công ty đang đặt hàng các nhà khoa học cũng nghiên cứu giống cà phê chống chịu hạn để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt hơn ở Tây Nguyên.

Thay vì phải tưới cà phê trong 25-35 ngày một lần thì giống cà phê mới chỉ cần tưới hai tháng/lần với lượng nước tương đương cà phê cũ.

Một trong những bí quyết đem lại thành công của chương trình là sáng tạo ra các công cụ giúp nông dân canh tác tốt hơn nhưng lại giảm mệt mỏi cho họ.

Các chuyên gia cũng hướng dẫn và hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong quản lý và canh tác cà phê để giảm giá thành sản xuất. Đó là hỗ trợ nông dân kỹ thuật tưới nhỏ giọt, tỉa cành, kỹ thuật thu hoạch cà phê chín và bảo quản sau thu hoạch...

Mới đây, phần mềm FARMS được áp dụng để quản lý dữ liệu trực tiếp của mỗi trang trại nhằm hỗ trợ kịp thời cho từng nông hộ. Phần mềm cũng tạo cơ sở dữ liệu về các kinh nghiệm canh tác tốt nhất đối với mỗi nông hộ để các nông hộ khác có thể tìm hiểu và áp dụng trên nông trại cà phê của mình.

Ông Ngọc cho hay thông qua việc nhập dữ liệu đầu vào của nông dân trong quá trình canh tác qua ứng dụng trên điện thoại di động, một bức tranh rõ ràng về hiện trạng vườn cà phê của nông dân hiện ra ngay trước mắt.

Cán bộ kỹ thuật ngồi văn phòng có thể nhận biết cảnh báo về việc sử dụng phân thuốc ngoài danh mục ở Đắk Lắk, một nông dân khác dùng quá nhiều phân bón tại Lâm Đồng... để kịp thời liên hệ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

Nông dân cũng dễ dàng tìm thấy các thông tin về chi phí mùa vụ và giá thành sản xuất một cách trực quan và nhanh chóng nhất thay vì tù mù hay ước tính như trước kia.

Các thông tin về quy trình canh tác, ngày công lao động, vật tư đầu vào... đều nhập vào máy tính qua app điện thoại. Tới khi bán cà phê, phần mềm tính toán toàn bộ chi phí mùa vụ để đưa ra giá thành sản xuất của vụ đó. Phần mềm cũng cho thấy giá thành hằng năm thay đổi như thế nào, căn cứ vào giá bán hiện tại thì mức lợi nhuận là bao nhiêu.

Mô hình hợp tác công tư tiêu biểu

“Nhà đầu tư hạt nhân Nestlé Việt Nam cùng các doanh nghiệp Việt Nam đang làm tốt chức năng hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn quản trị, thu mua nông sản, tổ chức chế biến và phân phối chuỗi giá trị.

Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá đây là một trong những mô hình rất tốt và hướng tới sẽ mở rộng” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế thế giới - ASEAN ở Việt Nam.

Nhân giống bằng nuôi cấy mô

Khác biệt lớn nhất của chương trình đến từ cây giống cà phê chất lượng cao. Trên thị trường Tây Nguyên có đến hàng trăm công ty, cơ sở lớn nhỏ nhân giống cà phê các loại nhưng để kiểm chứng chất lượng thì... hên xui.

Nhiều khi nông dân phải đợi đến 2-3 năm, tức là khi cây cà phê cho trái mới biết được giống cây có tốt hay không. Đó cũng chính là một trong những “nút thắt cổ chai” trong việc tái canh hàng trăm ngàn hecta cà phê đã và đang già cỗi tại VN ở các tỉnh Tây Nguyên trong vài ba năm trở lại đây.

Để giải quyết khó khăn này, Nestlé đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa công nghệ nhân giống cà phê bằng nuôi cấy mô.

Từ một lá cà phê đạt chuẩn, các nhà khoa học đã tạo ra hàng ngàn cây giống cà phê chất lượng cao, sạch bệnh, đồng nhất để đưa ra vườn ươm và cuối cùng đến tay nông dân để trồng trên đồng ruộng.

Giống cà phê đã được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng trước đó để không những phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại VN mà còn có năng suất vượt trội so với các giống cà phê hiện có trên thị trường.

Nhà máy cà phê dùng công nghệ tách bã tối đa xử lý nước thải Nhà máy cà phê dùng công nghệ tách bã tối đa xử lý nước thải

TTO - Ngày 6-12 tại Khu công nghiệp VSIP II, Nhà máy cà phê hòa tan Intimex được đưa vào hoạt động, với hệ thống xử lý nước thải công suất 800m3/ngày đêm, do Công ty phát triển công nghệ và môi trường Á Đông (AsiaTech Group) thiết kế và thi công.



TRẦN MẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp