08/01/2021 11:07 GMT+7

Khi cầu thủ Mỹ tràn ngập châu Âu

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TTO - 3 năm trước, đội tuyển Mỹ khiến CĐV nhà sốc nặng khi bị loại khỏi World Cup 2018. Nhưng sau cơn thất vọng đó, giờ đây họ tràn trề hi vọng hướng đến World Cup 2022 với một 'thế hệ vàng'.

Khi cầu thủ Mỹ tràn ngập châu Âu - Ảnh 1.

Reyna được đánh giá rất cao dù mới 18 tuổi - Ảnh: Reuters

Dàn ngôi sao bóng đá Mỹ sở hữu lúc này thậm chí trội hơn so với một số nền bóng đá châu Âu giàu truyền thống như Đan Mạch, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ...

Vượt mặt cha chú

Mùa giải này, người hâm mộ châu Âu bất ngờ phát hiện các cầu thủ Mỹ đang tràn ngập ở những CLB hàng đầu, thậm chí nắm giữ vai trò trụ cột. Đó là Christian Pulisic (Chelsea, Transfermarkt định giá 60 triệu euro), Giovanni Reyna (Dortmund, 30 triệu), Weston McKennie (Juventus, 25 triệu), Sergino Dest (Barca, 25 triệu), Tyler Adams (Leipzig, 16 triệu)...

Đó là một hiện tượng bởi trong những giai đoạn hoàng kim hồi thập niên 2000, các cầu thủ Mỹ cũng chưa bao giờ khẳng định được chỗ đứng ở phần đỉnh của châu Âu.

Ngày ấy chỉ số ít cầu thủ Mỹ như Joe Max-Moore, Claudio Reyna, Clint Dempsey thành công trong màu áo các CLB tầm trung cỡ Everton, Sunderland, Fulham. Còn Landon Donovan - cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Mỹ - hoàn toàn thất bại khi thử sức ở Bayern Munich.

Nhưng giờ đây, những cái tên kể trên lại đang là trụ cột của những CLB lọt vào vòng 16 đội Champions League. Chuyện các cầu thủ người Mỹ tỏa sáng ở Champions League không còn là chuyện lạ.

Đáng nói hơn, hầu hết những ngôi sao đắt giá của tuyển Mỹ lúc này đều rất trẻ: Pulisic 22 tuổi, McKennie 22, Sergio Dest 20, Adams 21 hay Giovanni Reyna 18 tuổi. Hầu hết họ là sản phẩm của quá trình đào tạo từ những năm đầu thập niên 2010 của bóng đá Mỹ - đó là quãng thời gian những siêu sao như David Beckham bắt đầu đổ bộ đến MLS - Giải bóng đá nhà nghề Mỹ.

Chính sách khôn ngoan

Chắc chắn có mối liên quan giữa chất lượng của một giải vô địch quốc gia và chất lượng đào tạo cầu thủ. Những Beckham, Lampard, Drogba cho đến Ibrahimovic dù đến Mỹ với mục tiêu dưỡng già hay chạy theo đồng tiền, cũng ít nhiều tạo ra ảnh hưởng tích cực cho các cầu thủ Mỹ.

Nhưng có thể lấy Trung Quốc ra để phản biện lập luận này. Khi hơn 5 năm qua, các CLB của China Super League mang về cả trăm ngôi sao bằng đủ mọi cách. Nhưng đổi lại chỉ là thất bại toàn diện của tất cả đội tuyển các lứa tuổi của Trung Quốc.

Mọi chuyện xuất phát từ cách làm khác nhau của người Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, sự xuất hiện dày đặc của các ngôi sao giết chết cơ hội ra sân của các cầu thủ trẻ Trung Quốc và phân hóa giải đấu theo hướng giàu - nghèo rõ rệt.

Theo đó, thay vì tạo ra cơ hội học hỏi từ những ngôi sao ngoại cho các cầu thủ trẻ, các CLB Trung Quốc sa vào cuộc "chạy đua vũ trang" - đội nào càng có nhiều ngoại binh xuất sắc, đội đó càng mạnh.

Mãi đến mùa giải này, CFA (Hiệp hội bóng đá Trung Quốc) mới nhận ra cách làm đúng đắn của người Mỹ qua việc áp mức lương kịch trần. Từ đầu thập niên 2000 MLS đã áp quỹ lương cho mỗi CLB ở mức 4 triệu USD và mỗi cầu thủ tối đa chỉ nhận được vài trăm ngàn USD.

Để thu hút ngôi sao lớn, MLS đặt ra hai đạo luật mang tên Designated player rule (Cầu thủ chỉ định) và Targeted allocation money (Tiền phân bổ mục tiêu).

Cụ thể, mỗi đội bóng sẽ có tối đa 3 cầu thủ được nhận lương cao hơn mức kịch trần. Tổng quỹ lương cộng thêm cho 3 cầu thủ này được giới hạn ở mức 8,4 triệu USD. Tức nếu mang về một siêu sao tầm cỡ Ibrahimovic (mức lương 7,2 triệu USD ở LA Galaxy), CLB gần như không được phép mua thêm ngôi sao nào khác.

Nói chung, người Mỹ phải đau đầu tìm cách giới hạn việc mua sắm những ngôi sao ngoại để tác động từ họ đến nền bóng đá là tích cực nhất. Và bây giờ bóng đá Mỹ đang sở hữu một dàn cầu thủ trẻ đủ sức chơi bóng ở Champions League - điều thường chỉ đến với các cầu thủ Nam Mỹ.

Hổ phụ sinh hổ tử

Bóng đá Mỹ có không ít cặp cha con nổi tiếng, nhưng ít ai thành công như cha con nhà Reyna. Cựu tiền vệ Claudio Reyna - một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Mỹ với 112 lần khoác áo tuyển quốc gia. Ông cũng mang băng đội trưởng ở kỳ World Cup 2002 mà tuyển Mỹ lọt vào đến tứ kết.

Nếu Claudio thành danh ở vị trí tiền vệ trung tâm, với những phẩm chất nổi bật như tinh thần chiến đấu, sự mạnh mẽ thì con trai ông Giovanni Reyna lại sở hữu kỹ thuật đáng nể. Giovanni được Dortmund mang về từ lò đào tạo của New York City vào năm 17 tuổi và nhanh chóng được cho ra sân. Và đến mùa giải này anh chiếm luôn suất đá chính.

Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á: Malaysia tuyên bố sử dụng 3 cầu thủ nhập tịch Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á: Malaysia tuyên bố sử dụng 3 cầu thủ nhập tịch

TTO - Trong vài năm qua, đội hình Malaysia đã có sự góp mặt của một cầu thủ nhập tịch là Mohamadou Sumareh (đang khoác áo Police Tero FC tại Thái Lan).

HUY ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp