Phóng to |
Phương My trong clip "Nói dối" - sản phẩm âm nhạc gây xôn xao trong thời gian qua - Ảnh chụp từ clip |
Sôi động ngay từ đầu
Có gần 20.500 phiếu tham gia khảo sát với câu hỏi: Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu? Trong đó, nội dung "Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng" được nhiều người lựa chọn.
Nhiều ý kiến thú vị của bạn đọc đã được Tuổi Trẻ Online trích đăng, như ý kiến Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?, Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Nghe bằng tai của người có học...
Đặc biệt, ý kiến của bạn abc@... về việc đã thật sự châm ngòi cho một cuộc tranh luận tưng bừng.
Không ít bạn đọc hâm mộ Michael Jackson đã phản ứng quyết liệt. Bạn đọc Tùng Long viết: "Sự so sánh vô cùng khập khiễng. Nghệ thuật của phương tây tôn thờ việc tả thực. Họ viết hoàn toàn về sự thật, có khi mô tả trần trụi, miễn là nó thật. Còn nghệ thuật của Việt Nam, chúng ta theo lối biểu trưng là chủ yếu, nghĩa là ít khi nói thẳng, mà thường mượn những hình ảnh để diễn tả ngụ ý, theo kiểu "con sáo sổ lồng" hay "thuyền và biển". Và đó mới chính là nghệ thuật Việt Nam đích thực. Thế mới thấy các bài hát "té ghế" nghe muốn "té ghế" thật".
Bạn đọc bui huu phuoc viết: "M.J. là ai mà bạn so sánh với những ca sĩ, nhạc sĩ này? M.J. hát đi hát lại một câu nào đó nhưng người ta là người có tài hát hay, giai điệu có hồn chứ không như mấy anh nhà mình. Đừng bao giờ so sánh một ông Hoàng với tác giả của những bài hát nghe muốn xỉu".
Bạn đọc Sjn cảm thấy sự so sánh ấy là sỉ nhục: "Có thể so sánh ông hoàng nhạc pop với cái nhóm HKT như vậy sao? Còn sự sỉ nhục nào hơn?".
Bên cạnh đó cũng có những ý kiến đồng tình như bạn đọc Nguyễn Minh Tâm viết: "Chúng ta là người Việt, không phải là người Mỹ. Tôi cũng là một fan hâm mộ Michael Jackson nhưng không phải bài hát nào của anh ta cũng hay....Vấn đề là phải sáng tạo chứ không nên giữ mãi kiểu tư duy "cũ người mới ta" đó".
Diễn đàn cũng ghi nhận những "định nghĩa" tương đối về hiện tượng này như nhà thơ gọi đó là "trò đùa vui" Hay gọi là "nhạc tào lao".
Trong khi đó nhìn nhận đó là tín hiệu đáng mừng với cách lý giải: "Trái với suy nghĩ bi quan của nhiều người, tôi lại nghĩ rằng sự xuất hiện của những cái gọi là “thảm họa Vpop”, “nhạc té ghế”,… là điều đáng mừng! Tôi cho rằng những “ca khúc té ghế” là điều tất yếu trong sự phát triển của một nền âm nhạc. Nền âm nhạc nước ta đang chuyển mình và đây chỉ là một bước đệm".
Gu âm nhạc - cãi nhau tóe lửa
Liệu gu nghe nhạc của công chúng khi được nâng tầm có thể góp phần "bình ổn" tình hình nhạc "té ghế"? Làm sao để chỉnh gu âm nhạc?
Đặc biệt, ý kiến Nghe bằng tai của người có học của bạn Tú Trần đã gợi châm ngòi. Bạn đọc tên Hien viết: "Âm nhạc là để giải trí nhưng hình như ca từ của nhứng bài hát mà chúng ta gọi là nhạc "té ghế" tôi không hiểu và cũng chưa bao giờ muốn thử mà chỉ vô tình bị tra tấn.".
Bạn đọc Peter Bean viết: "Quan trọng ở chính mỗi người chúng ta, bằng kinh nghiệm cuộc sống đề đánh giá và xác nhận đúng sai, tốt xấu thôi. Khi xác định rồi thì việc tham gia hay không tham gia, thích hay không thích thì tuỳ bản thân mình. Và cái không hay, không tốt, không hợp quy luật, không hợp thời sẽ tự động bị đào thải thôi".
Thậm chí, bạn đọc Khang còn có sáng kiến lập hội "Những người thích chuyện sốc". Bạn viết: "Tùy trình độ văn hóa, nhận thức xã hội của mỗi người mà có những cảm nhận khác nhau về một vấn đề nào đó. Nếu một nhóm nhỏ người trong xã hội yêu thích những nhạc "té ghế" và nói rộng ra là yêu thích những thứ không phải là nghệ thuật, thì nên lập hội "Những người thích chuyện sốc" và các sản phẩm gây sốc chỉ nên lưu hành nội bộ.
Không thể để nhạc "té ghế" tự sinh, tự diệt
Quản hay không quản nhạc "té ghế" là câu chuyện được nhiều bạn đọc tham gia tranh luận. Bạn đọc Trần Thị Hồng Thảo chỉ rõ trách nhiệm từng bên: "Gia đình cần hướng con em mình nghe nhạc theo đúng nghĩa nhạc; ngành giáo dục cần xem lại cách dạy văn và thang chấm điểm môn văn; nhà quản lý và nhà văn hóa cần có giải pháp định hướng cho âm nhạc phát triển đúng hướng, định hướng văn hóa cho lớp trẻ; nghệ sĩ cũng cần ý thức rõ vai trò của mình khi chọn nghiệp là người của công chúng; người nghe cũng phải tự nâng cao trình độ nhận thức của mình để nghe được những gì đáng nghe, những gì không nên nghe".
Phóng to |
Phản biện lại ý kiến không cần quản lý vì nhạc "té ghế" sẽ tự sinh tự diệt, bạn đọc Lien Xo nhấn mạnh: "Nhạc "té ghế" này sẽ tự sinh nhưng không tự diệt vì nó sẽ biến tướng đủ kiểu để phục vụ nhu cầu một số khán thính giả có nhu cầu giải trí nhất thời, không muốn vắt óc tư duy ngụ ý sâu xa của ngôn từ mà tác giả muốn gửi gắm đến người nghe".
Cái khó trong công tác quản lý nhạc "té ghế" - đặc biệt các sản phẩm lan truyền qua con đường Internet - được bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM - gợi mở: "Tôi cho rằng sự xuất hiện ngày càng rầm rộ những sản phẩm âm nhạc chưa chỉn chu sẽ khiến thị hiếu thẩm mỹ ngày càng tệ. Tôi cảm thấy việc quản lý các sản phẩm âm nhạc kém chất lượng lan truyền trên mạng rất khó. Vì những sản phẩm ấy chỉ có kém chất lượng chứ không phản động, đồi trụy... Những quy phạm pháp luật để điều chỉnh những hành vi âm nhạc với loại nhạc này dường như vẫn chưa có. Vì vậy, muốn nâng cao trình độ thẩm mỹ hơn nữa thì phải tính đến chuyện bổ sung những điều khoản để có thể quản lý được những sản phẩm âm nhạc chưa chỉn chu".
Vai trò, trách nhiệm của ca sĩ, nhạc sĩ trong việc tạo ra các sản phẩm âm nhạc "té ghế" cũng được bạn đọc rất quan tâm. Bạn đọc Lê Thị Linh Trang chia sẻ: "Âm Người sáng tạo cần có óc thẩm mỹ và nghệ thuật cao mới có thể tạo ra tác phẩm hay, và trình độ kỹ thuật là yếu tố để tạo ra tác phẩm ở mức độ chất lượng cao hơn, hoàn chỉnh hơn".
Sự góp mặt của trẻ em trong việc tạo nên những sản phẩm "té ghế" được đề cập trong bài viết Khi măng non hát như "lên đồng" thật sự nâng mức độ "muốn té ghế" của bạn đọc lên đến đỉnh điểm. Ngay lập tức diễn đàn đã tràn ngập những thái độ phản ứng quyết kiệt kêu gọi các nhà sản xuất, các tác giả, ca sĩ không chỉ có trách nhiệm với sáng tác của mình mà còn phải góp phần giữ gìn sự trong sáng, sáng tạo cho âm nhạc nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng.
Lời kết
Quý bạn đọc thân mến, diễn đàn "Thảm họa của Vpop?" của Tuổi Trẻ Online ghi nhận sự quan tâm nhiệt tình của bạn đọc với một câu chuyện đang "nóng" trong đời sống giải trí.
Chính những ý góc nhìn, suy nghĩ, trăn trở, hiến kế... của bạn đọc đã tạo nên không khí tranh luận sôi nổi thật sự. Tuổi Trẻ Online chân thành cảm ơn sự đồng hành quý giá này và xin hẹn gặp lại trong những diễn đàn mang đậm hơi thở cuộc sống tiếp theo.
Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
|
Xem thêm:
Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Vì đâu ca từ nghe muốn "té ghế"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?Quản hay không quản nhạc "té ghế"?Đỗ Trung Quân: Nhạc "té ghế" chỉ là trò đùa vui!Âm thanh phản cảm không có chỗ đứng trong âm nhạcChúng ta đang kỳ thị một dòng nhạc?Cộng đồng mạng giúp nhạc "té ghế" sinh sôi?Quản lý nhạc "té ghế": cần những qui định mới
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận