19/04/2018 14:39 GMT+7

'Khát' nhân lực ngành an toàn thông tin

P.V.
P.V.

TTO - Hiện nay, thông tin là yếu tố sống còn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hay thậm chí là cả một quốc gia, liên minh.

Khát nhân lực ngành an toàn thông tin - Ảnh 1.

Tuy nhiên, tình hình mất an ninh mạng đang diễn biến phức tạp và xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. 

Đặc biệt số vụ tấn công, xâm nhập hệ thống thông tin đang gia tăng ở mức báo động về số lượng, đa dạng về hình thức, tinh vi về công nghệ. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn thông tin là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.

Cơ hội việc làm rộng mở

"Hacker không tạo ra lỗ hổng, hacker chỉ lợi dụng những lỗ hổng đã có" - đây là một trong những câu nói ghi lòng tạc dạ của các hacker. 

Lý giải câu nói này, tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - trưởng khoa Mạng máy tính và truyền thông, Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) - cho biết máy tính và các dịch vụ mạng đã được xây dựng từ hàng chục năm về trước. 

Thời điểm đó, các kỹ sư chỉ tập trung xây dựng hệ thống trao đổi thông tin nhanh nhất, dễ dàng nhất, chứ chưa nghĩ đến yếu tố bảo mật hay chuyện sẽ có người nhảy vào phá hoại. Càng ngày công nghệ càng phát triển, mở rộng người dùng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề. 

"Người ta nhận ra mạng Internet được xây dựng trên một cơ sở rất không an toàn nhưng dữ liệu đã bùng nổ lớn đến mức mà con người không thể thay thế hạ tầng không an toàn đó. Người ta tìm cách đưa những mảng vá, bảo mật hệ thống vốn không an toàn đó. Cho nên, cơ hội việc làm cho người học ngành An toàn thông tin là rất lớn" - ông Anh Tuấn nói.

Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn ở các lĩnh vực như: bảo mật và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP); phân tích và phòng chống mã độc; phát triển phần mềm an toàn; mật mã; kiểm tra an ninh trên không gian mạng (pen-test)...

Khát nhân lực ngành an toàn thông tin - Ảnh 2.

Luôn phải cập nhật cái mới

Tại Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), ngành An toàn thông tin là một trong ba chuyên ngành của khoa Mạng máy tính và truyền thông. Vì vậy, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về kiến trúc mạng từ tầng vật lý cho đến tầng ứng dụng. 

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ hiểu và làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của virus, worms, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh; quan trọng không kém đó là xây dựng được những chuẩn chính sách an toàn thông tin để bảo vệ hệ thống.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết: "Sinh viên ngành này có rất nhiều kỹ năng, vì vậy khi mới vào trường là được khoa nhấn mạnh hai yếu tố: đạo đức và trí tuệ. Về thái độ, phải hết sức trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. 

Những chuyện mình học mình làm không được áp dụng lung tung, có thể gây hại cho chính bản thân sinh viên và nhiều người khác. Gần đây, khoa còn đề cập đến những kiến thức về Luật an toàn thông tin để các sinh viên tìm hiểu".

Ngoài việc học từ thầy cô, sinh viên còn được học từ các tổ chức, doanh nghiệp liên kết với nhà trường. Chương trình đào tạo cũng có nhiều đồ án, bài tập thực hành cho sinh viên tương tác và đi đến doanh nghiệp để cùng làm việc với họ. 

Thậm chí, ngay từ năm thứ 2, nhiều sinh viên đã có việc làm liên quan đến ngành học của mình với mức lương khá hấp dẫn, đủ chi trả học phí.

"Những thứ mình học được ở trường chỉ là nền tảng, mình phải không ngừng tự trau dồi, phát triển thêm. Đặc điểm của ngành Công nghệ thông tin nói chung và chuyên ngành An toàn thông tin nói riêng là luôn phải cập nhật cái mới. 

Công nghệ thay đổi từng giây từng phút, ngày nào lên mạng đọc tin tức cũng thấy sáng kiến, phát minh mới. Theo ngành này mà không cập nhật cái mới thì chắc chắn sẽ không làm nghề được" - Đỗ Thị Thu Hiền, cựu sinh viên bộ môn An toàn thông tin, Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), chia sẻ.

Đồng tình với ý kiến của Thu Hiền, Huỳnh Văn Đặng (nghiên cứu viên về an toàn thông tin) nói: "Học An toàn thông tin ra, hầu hết bạn bè tôi đều làm đúng ngành. Tuy nhiên để theo đuổi ngành này không đơn giản, không phải thích là có thể theo. Bạn phải có đam mê thực sự, kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần học hỏi".

"Điểm danh" những nghề dễ kiếm việc

TTO - Học nghề là một hướng đi để những học sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy tiếp tục con đường học tập và lập nghiệp. Xã hội đang rất cần nhân lực có tay nghề cao.

P.V.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp