Cầu đường sắt Ninh Bình mới có công nghệ ray hàn liền giúp tăng tốc độ chạy tàu - Ảnh: PMU đường sắt |
Theo đó, các công trình thuộc gói thầu CP 1A được hoàn thành đưa vào sử dụng gồm: cầu đường sắt Ninh Bình, ga Ninh Bình, cầu vượt đường sắt phía nam ga Ninh Bình và một số hạng mục liên quan trong phạm vi đường hai đầu cầu như đường chui, đường ngang.
Các công trình, hạng mục thuộc gói thầu CP1A nằm trên địa bàn hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình do liên danh MES-Rinkai-Taisei-Cienco1 (MRTC1) làm nhà thầu thi công với tổng giá trị 6,568 tỉ yen Nhật (tương đương 1.518 tỉ đồng).
Cụ thể, cầu đường sắt Ninh Bình được xây dựng mới cách cầu cũ khoảng 30m về phía hạ lưu, bao gồm ba nhịp dầm vòm thép, chiều dài mỗi nhịp 75m và 22 nhịp dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, chiều dài mỗi nhịp 33m.
Các công nghệ ray hàn dài đặt trên tà vẹt liên kết trực tiếp với bản bêtông của dầm bêtông cốt thép dự ứng lực và công nghệ xử lý đất yếu bằng phương pháp ximăng trộn sâu theo công nghệ Nhật Bản. Đây là công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng cho các cầu trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM.
Ga Ninh Bình được xây dựng mới cách ga cũ 1,35km về phía nam. Quy mô đường trong ga được tăng từ 4 lên 11 đường giúp tăng khả năng đón tiễn hành khách; tập kết, xếp dỡ hàng hóa; chỉnh bị, sửa chữa đầu máy toa xe và dồn tàu...
Ga Ninh Bình mới có năng lực tiếp nhận tàu và đón, tiễn hành khách nhiều hơn ga cũ - Ảnh: PMU đường sắt |
Đặc biệt, ga được xây dựng bổ sung cầu vượt bộ hành và nâng cao đường ke để thuận tiện cho hành khách lên xuống tàu. Nhà ga chính được xây dựng hai tầng, có phòng đợi tàu thông tầng và các khối dịch vụ bao gồm phòng ăn uống, thông tin du lịch và bán đồ lưu niệm.
Các công trình đưa vào khai thác sẽ góp phần nâng cao an toàn chạy tàu của ngành đường sắt, nâng cao tốc độ chạy tàu và rút ngắn hành trình các đoàn tàu trên tuyến.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận