Lúc 10g45, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chính thức tuyên bố khánh thành đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Miễu trên QL60 nối liền tỉnh Bến Tre và các tỉnh phía Nam.
11g, các đồng chí: Trương Tấn Sang (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư trung ương Đảng), Trương Vĩnh Trọng (Phó Thủ tướng Chính phủ) và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cắt băng khánh thành công trình cầu dây văng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Bến Tre và ĐBSCL.
Cầu Rạch Miễu có tổng chiều dài toàn tuyến là 8.331m, trong đó cầu số 1 (cầu dây văng dài 504m, khẩu độ nhịp chính 270m), cầu số hai phía Bến Tre dài 381,8m, bề rộng mặt cầu 15m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.400 tỉ đồng. Do chưa xây dựng xong trạm thu phí nên từ ngày 19-1 đến sau Tết Kỷ Sửu, Bộ GTVT sẽ không thu phí đối với tất cả các phương tiện lưu thông qua cầu Rạch Miễu.
Phóng to |
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cắt băng khánh thành cầu Rạch Miễu lúc 11g ngày 19-1. |
Phóng to |
Đoàn xe diễu hành qua cầu dây văng (cầu số 1). |
Phóng to |
11g40 ngày 19-1, lực lượng CSGT Công an Tiền Giang chính thức ra hiệu cho xe gắn máy được tham gia giao thông trên cầu Rạch Miễu. Những người đầu tiên được chạy xe qua cầu không giấu được niềm hạnh phúc sau hơn sáu năm chờ đợi. |
Phóng to |
Chỉ một phút sau, dòng người như vô tận háo hức đặt chân lên cầu Rạch Miễu phía bờ Tiền Giang. |
Phóng to |
Những chuyến phà cuối cùng qua sông Tiền. Sau hơn 100 năm tồn tại phục vụ hành khách, chiều 19-1, bến phà Rạch Miễu sẽ ngừng hoạt động - Ảnh: Vân Trường |
Phóng to |
Những hành khách cuối cùng qua phà Rạch Miễu trưa 19-1 - Ảnh: Vân Trường |
Phóng to |
Thông xe cầu số 2 - cầu Rạch Miễu phía bờ Bến Tre lúc 11g05 ngày 19-1 - Ảnh: Vân Trường |
Chúc mừng xứ dừa
Phải tận dụng lợi thế cầu Rạch Miễu Năm 1989, khi tôi còn là Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, khi khánh thành đường điện vượt sông Tiền, tôi đã la lên: “Đồng bào ơi! Đồng chí ơi! Điện đã về đến Bến Tre!” Nay, khánh thành cầu Rạch Miễu, lòng tôi vui mừng muốn thét lớn: “Đồng bào ơi! Đồng chí ơi! Hai bờ sông Tiền đã nối liền nhau”… Có được cây cầu là niềm vui của Chính phủ, đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Đến ngày thắng lợi, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Tỉnh Bến Tre và các tỉnh trong khu vực cần phát huy lợi thế cầu Rạch Miễu, thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Thành công nầy là do có quyết tâm của Chính phủ trong nhiệm kỳ trước. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã quyết tâm xây dựng cây cầu nầy cho quê hương Đồng Khởi. Việc xây cầu được nhân dân đôi bờ đồng tình ủng hộ. Ở Bến Tre, nhân dân xã An Khánh đã bốc đi hàng trăm ngôi mộ, giao đất trong thời gian ngắn. Ở Tiền Giang, người dân đồng tình di dời trên 600 căn nhà mặt phố. Tất cả vì sự nghiệp chung đó là sự nghiệp nối đôi bờ. Công trình cầu Rạch Miễu do Bộ Giao thông vận tải tự thiết kế, tự thi công, tự giám sát, qua trên 2.000 ngày gian lao, khổ cực, không xảy ra sự cố đáng tiếc nào là điều hiếm thấy trong quá trình thi công trong cả nước, là điều cần rút ra cho xây dựng các cây cầu khác... |
Vào 3 năm trước em đã một lần thất vọng và rất rất buồn do cầu chưa xong và trễ đến nay, nhưng không sao, giờ thì cầu cũng xong. Vậy là Tết này, em sẽ được về trên chiếc cầu yêu thương mà em rất hằng mong đợi và được đặt chân lên đó, đi từng bước để hưởng thụ cảm giác sung xướng, hạnh phúc như thế nào. Em rất cảm ơn nhà nước và đặt biệt là các kỹ sư VN đã làm nên thành tích để đời như thế này, như Cup vô địch AFF vậy!
Sáng nay, em lên mạng sớm nhằm xem tin tức mới nhất về chiếc cầu em hằng mơ ước. Em cố ngăn nước mắt lại, em gần như rất muốn khóc vì vui mừng. Em cũng thương cho những cặp tình yêu đã hẹn với nhau sẽ cưới nhau khi cầu RẠCH MIỄU xây xong trong đó có người thân của em nữa. Vậy là, em lại có thêm một niềm vui nữa. Em gửi đến các anh, chị biên tập lời cảm ơn sâu sắc đã thông tin kịp thời cho mọi người và chúc cho VN chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa.
* Thể là ước mơ về một cây cầu bắt ngang sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã trở thành hiện thực. Từ nay, thời gian về quê tôi sẽ ngắn lại, sẽ không còn những lần đợi phà hàng giờ đồng hồ. Tiếng còi phà sẽ không còn vang lên trên khúc sông này nữa. Và niềm tự hào dâng lên gấp bội khi mà không như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu là cây cầu dây văng đầu tiên do chính những kỹ sư và công nhân Việt Nam tạo nên.
* Em tên Ngân, ở Châu Thành, Bến Tre. Em trông đợi ngày đi qua cây cầu này rất lâu, lần nào về quê cũng ngắm nó, cây cầu dần hình thành, tuần rồi em có đi lên tới đỉnh cầu và đứng ở đó thưởng thức cảm giác sung sướng và vrất hạnhh phúc... Hôm nay , em không về được để đi lên cầu trong ngày khánh thành, thôi hẹn tới Tết vậy. Em thật sự rất rất vui. Cảm ơn các anh kỹ sư,công nhân và tất cả mọi người.....
* Và cây cầu mơ ước của bao người con xứ Dừa đã trở thành hiện thực. Quê hương Đồng Khởi giờ đây có cơ hội giao thương, đi lạnh thuận lợi hơn, phát triển hơn. Bao mong đợi bây giờ đã đến, Cầu Rạch Miễu đi vào họat động, triệu trái tim vui không thể nào tả xiết. Xúc động, xôn xao. Năm nay những người con Bến Tre sẽ được nhìn ngắm quê hương mình bên chiếc cầu thật đẹp, như con Rồng lượn trên dòng Cửu Long, Yêu biết bao quê tôi, đã dần thay da đổi thịt. Hẹn ngày về, Tết thắm đượm tình yêu thương.
* Em xin chào các anh, chị biên tập báo Tuổi Trẻ cùng các anh em công nhân viên đã làm nên chiếc cầu lịch sử này. Hôm nay em rất vui vì sự kiện này của tỉnh nhà. Anh chị biết không, khi xem báo Tuổi Trẻ thấy cầu Rạch Miễu đã khánh thành em vui mừng chia sẻ với những người thân và các anh chị đồng nghiệp. Đây là cơ hội lớn cho tỉnh Bến Tre của em nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói chung phát triển nhanh. Hy vọng sẽ có nhiều nhà đầu vào bến tre. Xin chân thành cảm ơn nhà nước và các anh em công nhân, kỹ sư đã làm nên chiếc cầu thương yêu này.
* Suy nghĩ trước đây của tôi là: người dân Bến Tre muốn làm giàu, tỉnh Bến Tre có mạnh cũng không thay đối nhận thức đi - về Bến Tre mọi người đều phải qua phà. Hôm nay là hoàn toàn khác, được nhìn thấy hình ảnh trực tiếp đập vào mắt trong thời gian thi công xây dựng, tận tay sờ vào lan can cầu và xem trực tiếp Lễ Khánh thành cầu Rạch Miễu - Quốc lộ 60 tôi nhận thấy nhận thức của mình đã khác. Cám ơn những nhà lãnh đạo đã có suy nghĩ táo bạo, các kỹ sư – công nhân VN không ngừng sáng tạo đã biểu hiện chất xám của mình bằng kết quả “ Cây cầu Rạch Miễu” làm rạng rỡ “Made in Việt Nam”, nhân dân Bến Tre có một năm Kỷ Sửu tải đầy niềm vui.
* Sáng nay đưọc bước trên cầu rồi, đẹp và uy nghi lắm, vậy là tốp sinh viên sau thế hệ tôi đã được đi trên chiếc cầu này cái mà tôi hằng mong ước suốt quãng đời sinh viên mà không có cơ hội thực hiện. Mai, mốt, kia, kìa, từng tốp người con sẽ về qua cầu, được ôm người thân vào lòng sớm hơn cho thỏa nổi nhớ mong trong dịp Tết này. Chúc mọi người năm mới tốt lành.
* Là người con của xứ Dừa, ai cũng hân hoan chào đón sự kiện cầu Rạch Miễu nối liền hai bờ sông Tiền, tôi cũng vậy khó niềm vui nào diễn tả xiết. Bên cạnh đó tôi cũng tiếc là không kịp về đi chiến phà cuối. Với tôi, mỗi lần về quê, bến phà luôn đem đến nhiều cảm xúc. Giờ có cầu rồi đôi khi lại thèm được ngồi trên phà ngấm mây trời, sông nước...
* Mặc dù không phải là người con của quê hương Bến Tre, không được chứng kiến tận mắt ngày lễ khánh thành chiếc cầu Rạch Miễu, nhưng tôi thật xúc động khi đọc những lời tâm sự của các bạn. Bến Tre thật đẹp với những hàng dừa soi bóng và bây giờ lại càng đẹp hơn khi nhịp cầu đã nối liền hai tỉnh. Cách đây 1 tuần lễ tôi có dịp về Bến Tre và thầm ao ước mình được đi trên chiếc cầu Rạch Miễu. Dù ao ước ấy chưa thành hiện thực nhưng các bạn hãy cho tôi chia sẻ niềm vui mà hàng triệu trái tim người con xứ dừa đang tận hưởng. Bà Rịa Vũng Tàu quê tôi không có nhiều sông nước, nhưng cũng có những chiếc cầu nho nhỏ đấy các bạn ạ! Và trong tương lai con đường từ BRVT quê tôi đến Bến Tre của các bạn đã không còn xa xôi nữa phải không?
* Cầu Rạch Miễu! I love you very much! Tết này có cầu về Bến Tre rồi! Chấm dứt "ốc đảo", chấm dứt bế tắc, chấm dứt luôn trình trì trệ, trạng lạc hậu mà phải phát triển theo quy luật chung. Chỉ có thể nói là Đồng Khởi mới!
* Cách đây 15 năm, khi đặt chân lên vùng đất xứ dừa, tôi có cảm giác Bến Tre là vùng đất nghèo nhất Miển Tây, tuy người dân nơi đây sống thật thà, mến khách, làm lụng vất vả quanh năm nhưng vẫn cứ nghèo, cái nghèo đeo bám dai dẳng từ đời này sang đời khác mà không biết đến khi nào mới thoát được. Rồi đùng một cái, Chính Phủ VN có chủ trương làm cầu Rạch Miễu, tôi mừng thầm, rồi đây người dân xứ dừa sẽ có cơ hội thoát nghèo, bởi nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân, thì sự cách trở về giao thông vấn là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo, lạc hậu. Ngày 19-01-2009 là ngày không thể quên nào đối với người dân Bến Tre. Cám ơn Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ và những người đã làm nên cây cầu dây văng kỳ diệu, một món quà vô giá mà nhân dân BT nhận được nhân dịp xuân Kỷ sửu 2009.
* Ngày mai 20-1 tôi sẽ về quê và đi trên chiếc cầu mà tôi đã ao ước từ lâu. Tuy là người con của quê hương xứ dừa nhưng tôi không biết bơi và rất sợ sông nước cho nên việc xây cầu làm tôi rất vui. Một niềm vui khác là vui mừng cho tương lai của tỉnh nhà vì bắt đầu từ đây đời sống của người dân sẽ khá hơn vì giao thông thuận tiện tạo điều kiện cho kinh tế.
Nhưng tôi cũng có một nỗi buồn .Đó là việc kể từ đây hình ảnh những chiếc phà đã từng đưa đón khách qua sông đã không còn nữa. Nó đã từng gắn bó với những người con của quê hương xứ Dừa, từ đây 3 từ PHÀ RẠCH MIỄU sẽ biến thành CẦU RẠCH MIỄU. Không biết bạn đọc va đặc biệt là những người con của quê hương xứ Dừa có nghĩ như tôi không? Trong cuôc sống có những thứ chúng ta phải thay đổi cho phù hợp, nhưng có những điều mà chúng ta không thể quên đi khi nó đã từng gắn bó với chúng ta Khi viết về những cảm nhận của mình như thế này. Tôi rất mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh nhà làm gì để chúng ta tiếp nhận cái mới nhưng đồng thời không xao lãng những giá trị cũ mà nó đã từng gắn bó với chúng ta.
|
Phóng to |
Cầu Rạch Miễu nối liền Tiền Giang với Bến Tre - Ảnh: V.TR. |
Với những người thợ xây cầu VN, cầu Rạch Miễu là công trình đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của họ. Khi bắt tay xây dựng cây cầu này họ gặp muôn vàn khó khăn, nhất là chưa có kinh nghiệm làm cầu dây văng. Nhưng cũng chính từ đó, trí tuệ Việt đã liên tục “sinh sôi nảy nở”, giúp họ hoàn thành dự án.
“Cái khó ló cái khôn”
Tháng 10-2003, kỹ sư trẻ Võ Công Giang khi đó mới 27 tuổi (chỉ huy công trường thi công trụ tháp T.18 thuộc Công ty cổ phần Cầu 12) là một trong những người đầu tiên có mặt tại công trường cầu Rạch Miễu. Ngày 17-1-2009, khi cùng chúng tôi bách bộ trên cầu Rạch Miễu, Giang tâm sự: “Đây là cây cầu lớn nhất, có ý nghĩa nhất đối với nghề làm cầu của cá nhân tôi. Lẽ ra giờ này tôi đã về Hà Tĩnh ăn tết với gia đình, nhưng tôi ở lại thêm vài ngày để chứng kiến sự kiện khánh thành”.
Công ty cổ phần cầu 12 và 14 (Cienco1) là hai đơn vị được giao thi công những hạng mục quan trọng nhất của cầu Rạch Miễu. Kỹ sư Nguyễn Duy Thắng, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án cầu Rạch Miễu - Cienco1, nói hồi mới nhận nhiệm vụ hầu như ai cũng rất lo lắng. Việc thiết kế do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Bộ GTVT (TEDI) thực hiện, nhưng quá trình triển khai thi công thực tế mới cho thấy hết những khó khăn. Hầu hết kỹ sư và công nhân của hai đơn vị này chưa từng làm những hạng mục quan trọng của cầu dây văng, nên khi thi công phải tuân theo nguyên tắc vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thắng nói: “Mỗi lần tính toán phương án thi công, anh em chúng tôi thường nói khích với nhau rằng chẳng lẽ Nhật, Úc, Mỹ làm được cầu dây văng mà mình không làm được. Có lẽ vì lòng tự ái dân tộc mà ai cũng động não rất nhiều và đưa ra những sáng kiến có giá trị”.
Theo kỹ sư Giang, trong công đoạn xây dựng trụ tháp dây văng cao 106m, các kỹ sư của Cienco1 có sáng kiến thiết kế xe leo tự nâng để đúc thân trụ theo nguyên tắc “bám vào đốt này và đúc đốt tiếp theo”. Giang cho biết thiết kế thi công ban đầu chỉ nói chung chung là dùng xe leo chứ không nói rõ xe này hình thù ra sao, thiết kế, vận hành thế nào. Rồi các kỹ sư tại công trường tự mày mò thiết kế, lắp ráp xe leo theo sự hiểu biết của mình. Giang khẳng định xe leo của các anh thiết kế có thể đúc được những trụ tháp cao hàng trăm mét mà không gặp khó khăn gì. Tuy nhiên, việc đúc trụ tháp ở độ cao trên dưới 100m trong điều kiện gió mạnh cấp 5, cấp 6 như tại công trình cầu Rạch Miễu thật sự là thử thách đối với công nhân.
Theo kỹ sư Trần Phú Vịnh - Công ty cổ phần Cầu 14, mỗi lần đúc một đốt của trụ tháp cần tới 50m3 bêtông. Hệ thống cẩu tại công trường chỉ có thể cẩu được 1,5m3 bêtông/lần, thời gian di chuyển từ dưới bệ trụ tháp lên và ngược lại mất 20 phút, nên thi công rất khó khăn và nguy hiểm. “Thời gian đổ bêtông đúc một đốt trụ tháp phải mất trung bình 5-7 giờ, nhưng nếu gặp gió to hoặc mưa thì phải mất cả ngày. Chúng tôi phải cảm ơn những công nhân làm việc trên cao. Nếu không có những người như họ thì sẽ rất khó xây được trụ tháp cao chọc trời như vậy” - Vịnh nói.
Chuyên gia Esko (người Phần Lan) khi đến chuyển giao công nghệ đúc dầm dây văng cầu Rạch Miễu đã tỏ ra ngạc nhiên và bày tỏ sự thán phục khi nghe các kỹ sư của TEDI và Cienco1 đưa ra phương án đúc dầm dây văng không cần hệ trụ tạm mà chỉ cần dùng dây cáp neo ngược vào bệ trụ tháp. Cuối năm 2006, gặp chúng tôi trên công trường, Esko cứ nhắc đi nhắc lại sáng kiến rất hay của các kỹ sư VN. “Họ rất tuyệt vời” - chuyên gia Esko kết luận.
Esko cũng đánh giá rất cao sáng kiến của kỹ sư Võ Công Giang khi thiết kế thi công dầm dây văng khối K0. Khối dầm này nặng tới 1.400 tấn. Thiết kế đề xuất sử dụng hệ đà giáo dầm Y. Tuy nhiên, Giang lại cho rằng sử dụng ống vách bằng thép để làm đà giáo thì tốt hơn. Theo tính toán của Giang, ống vách có nhiều ưu điểm: dễ làm, khả năng chịu lực lớn và đặc biệt là không bị lún nên rất an toàn. Được chuyên gia và đồng nghiệp ủng hộ, biện pháp thi công của Giang được ứng dụng và thực tế chứng minh là rất hiệu quả.
Trong quá trình thi công cầu số 2 (từ cù lao Thới Sơn qua đất liền Bến Tre), Giang lại đưa ra đề xuất táo bạo “đúc dầm cầu mà không cần trụ tạm”. Rất nhiều đồng nghiệp không đồng tình với ý tưởng có vẻ rất “nguy hiểm” này. Nhưng khi Giang chứng minh được biện pháp thay trụ tạm bằng hệ thống đà giáo tam giác neo vào thân trụ vẫn đảm bảo an toàn khi thi công và tiết kiệm được tới 400-500 triệu đồng so với biện pháp lắp trụ tạm, mọi người mới dè dặt đồng ý cho áp dụng. Cuối tháng 1-2008, cầu số 2 hợp long thành công với việc ứng dụng sáng kiến của Giang.
Phóng to |
Kỹ sư Võ Công Giang (bìa phải) cùng đồng nghiệp bên công trình cầu Rạch Miễu - Ảnh: V.TR. |
Kỷ niệm đẹp...
Kỹ sư Trần Phú Vịnh cho biết hơn hai năm gắn bó với công trình cầu Rạch Miễu, anh đã ghi lại hàng chục sự kiện và rất nhiều kỷ niệm đẹp. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, 8g sáng 20-8-2008 sẽ làm lễ hợp long cầu Rạch Miễu. Thế nhưng lúc này hệ thống cáp dây văng chỉ mới lắp vào vị trí chứ chưa căng kéo, nên việc hàng trăm người có mặt cùng lúc ở giữa cầu lúc đó rất nguy hiểm.
Từ sáng sớm 19-8-2008, Vịnh và Giang cùng hơn 30 kỹ sư, công nhân chui vào dầm cầu để lắp và căng bó cáp số 12 với mục đích giúp nhịp giữa đủ lực chịu tải trọng lớn, đảm bảo an toàn cho buổi lễ. “Do bó cáp dài 112m và có tới 19 sợi nên việc luồn cáp và căng cáp trong phạm vi hẹp rất khó khăn. Anh em phải ở trong đó suốt 24/24 giờ, vừa làm vừa run vì sợ không kịp. Cũng may là đến 4g sáng 20-8 chúng tôi đã hoàn thành việc căng cáp và thu dọn xong lúc 6g sáng. Khi buổi lễ thành công và an toàn tuyệt đối, tôi và Giang mới dám... cười” - Vịnh kể.
Một “kỳ tích” nữa mà các kỹ sư và công nhân xây dựng trụ tháp dây văng không thể quên là hạng mục hạ xe đúc dầm sau khi hợp long. Theo thiết kế, việc hạ xe đúc nặng 80 tấn phải dùng kích không tâm và cáp dự ứng lực với thời gian thực hiện là một tuần. Trong thời gian hạ xe đúc phải điều tiết giao thông thủy rất phức tạp và có khả năng gây ùn tắc. Các kỹ sư Công ty cổ phần cầu 12 và 14 bàn với nhau sử dụng múp và tời để hạ xe đúc xuống sà lan thay vì dùng kích. Thực tế chỉ mất ba giờ để hạ xong xe đúc khổng lồ này, tránh được ùn tắc giao thông thủy trên sông Tiền.
VÂN TRƯỜNG
Trưởng thành vượt bậc! Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà hiện hữu khoảng 1km về phía thượng lưu. Dự án cầu Rạch Miễu có tổng chiều dài 8.331m, trong đó cầu dây văng dài 504m, phần cầu dẫn dài 2.374m, phần đường và nút giao thông dài 5.372m. Đây là chiếc cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long (cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công, cầu Cần Thơ do Nhật thiết kế và thi công) và Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư VN thiết kế và thi công theo công nghệ mới. Ông Nguyễn Thành Nam - tổng giám đốc Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) - cho biết cầu Rạch Miễu được Thủ tướng và Bộ Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng bằng nguồn vốn và nội lực VN. Đây là chiếc cầu dây văng do Tổng công ty Tư vấn thiết kế (TEDI - Bộ Giao thông vận tải) đảm nhiệm thiết kế và giám sát, còn nhà thầu thi công là các tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, 5 và 6 (Bộ Giao thông vận tải). Theo TEDI, thiết kế cầu dây văng đòi hỏi phải sử dụng công nghệ mới và điều này còn rất mới ở VN. Tuy nhiên, đơn vị này đã có kinh nghiệm từ thiết kế cầu dây văng ở dự án cầu Mỹ Thuận (được đào tạo, chuyển giao), cầu Kiền (quốc lộ 1), cầu Bãi Cháy (tham gia liên danh thiết kế) nên đã rút được nhiều kinh nghiệm. Đối với cầu Rạch Miễu, TEDI hoàn toàn chủ động trong khâu thiết kế, giám sát, thi công xây lắp, thử tải, bố trí hệ thống quan trắc theo dõi phục vụ thi công… Có thể nói việc thiết kế cầu dây văng với trụ tháp cao gần 110m và nhịp cầu dài hàng trăm mét là bước đột phá lớn trong kỹ thuật làm cầu ở VN. Ông Nguyễn Đình Tuy - giám đốc Công ty cổ phần Cầu 14 (thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1), đơn vị thi công chính nhịp dây văng dài 270m - nói rằng khác với các cây cầu khác thi công nhịp dầm cứng, còn cầu Rạch Miễu thi công dây văng - dầm mềm, đặc biệt phải bảo đảm sơ đồ chịu lực theo thiết kế rất chặt chẽ. Cụ thể, trong quá trình thi công có đến bốn lần điều chỉnh lực căng kéo dây cáp: lúc đổ bêtông lần một và lắp dây cáp vừa xong là phải căng cáp lần thứ nhất, lúc đổ bêtông lần hai căng dây cáp tiếp lần hai, trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về lực căng và độ võng thì tiếp tục điều chỉnh cáp, khi hợp long cầu xong tiếp tục điều chỉnh; sau khi hoàn chỉnh lan can, chiếu sáng, thảm bêtông mặt cầu (kết thúc phần tĩnh tại - tải trọng) thì điều chỉnh cáp dây văng lần cuối cùng. Cầu Rạch Miễu được thi công trên vùng sông nước gần biển có gió lớn và phải căng cáp dây văng trên trụ tháp cao gần 110m nên đòi hỏi thời gian thi công kéo dài hơn so với các công trình xây cầu bình thường khác. Việc hoàn thành chiếc cầu này là bước trưởng thành về tay nghề của kỹ sư và công nhân VN. Trong quá trình xây dựng cầu, vào lúc cao điểm có hơn 600 kỹ sư và công nhân VN thi công và chỉ có một số kỹ sư, chuyên gia nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ phần thi công dây văng. Theo ông Nguyễn Đình Tuy, từ công trình này những kỹ sư và công nhân VN có thể thi công những chiếc cầu lớn như cầu Cần Thơ. Ngọc Ẩn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận