21/03/2024 20:21 GMT+7

Khánh Hòa có ca nhiễm cúm A H5 trên người chưa rõ nguồn lây

Bệnh nhân nhiễm cúm A H5 phải điều trị ở khoa hồi sức tích cực - chống độc trước khi chuyển điều trị cách ly ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Theo báo cáo của Trung tâm y tế thị xã Ninh Hòa, bệnh nhân nhiễm cúm A H5 tên B.T.Đ. (21 tuổi, trú xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa).

Bệnh nhân hiện đang là sinh viên Trường ĐH Nha Trang, tạm trú ở ký túc xá của trường. Ngoài thời gian học, bệnh nhân có làm thêm công việc phục vụ tại một nhà hàng ở TP Nha Trang.

Bệnh khởi phát ngày 11-3, khi bệnh nhân về nhà ở xã Ninh Trung, với triệu chứng sốt, ho nhẹ. Bệnh nhân tự mua thuốc uống và điều trị ở các cơ sở y tế địa phương nhưng bệnh không giảm.

Ngày 17-3, bệnh diễn biến nặng nên gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, được điều trị tại khoa nội tổng hợp - thần kinh, bệnh nặng hơn nên được chuyển sang khoa hồi sức tích cực - chống độc.

Ngày 19-3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh lấy mẫu bệnh phẩm gởi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm, sau đó kết quả cho ra bệnh nhân nhiễm cúm A H5.

Hiện tại bệnh nhân diễn biến nặng, đang chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh.

Ông Tôn Thất Toàn - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa - cho hay bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tích cực.

Đơn vị y tế tiến hành xét nghiệm 6 người ở cùng phòng bệnh nhân cho ra kết quả âm tính với vi rút cúm A H5.

Người nhà bệnh nhân cũng không có các triệu chứng cúm A H5.

Cúm A H5 lây nhiễm thế nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, cúm A H5 là vi rút cúm lây từ gia cầm sang người thông qua việc hít thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết (nước bọt, chất nhầy hoặc phân) từ những con vật bị nhiễm bệnh.

Khi vi rút tấn công vào cơ thể người sẽ xâm nhập vào tế bào chủ, sau đó nhanh chóng tự nhân bản ra khắp cơ thể. Điều này khiến hệ miễn dịch của người bệnh yếu đi nhanh chóng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Người nhiễm cúm A H5 thường có các triệu chứng tương tự khi nhiễm cúm thông thường và kèm theo một vài dấu hiệu nguy hiểm hơn. Những triệu chứng nhận biết cúm A H5 ở người thường bắt đầu trong khoảng 2 - 5 ngày kể từ lúc bị vi rút xâm nhập như sốt cao, đau đầu, rét run, tim đập nhanh, cảm thấy khó thở, bị đau ngực, ho…

Các triệu chứng cúm A H5 diễn ra nặng hơn sau đó. Lúc này, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp với các triệu chứng như thở nhanh, khó thở, tím tái da, thậm chí cảm thấy đau toàn thân, mê man...

Cần sớm tìm ra nguồn lây cúm A H5

Theo ông Tôn Thất Toàn, đây là ca nhiễm cúm A H5 đầu tiên trong năm tại tỉnh Khánh Hòa.

"Hiện cơ quan chuyên môn vẫn chưa tìm ra nguồn lây, vì các đàn gia cầm xung quanh nhà bệnh nhân vẫn chưa có các dấu hiệu bất thường như chết hàng loạt. Trước đó thú y thị xã Ninh Hòa đã gửi các mẫu ra thú y Đà Nẵng để xét nghiệm tìm nguyên nhân", ông Toàn nói.

Cũng theo ông Toàn, trước mắt sẽ tích cực chữa trị cho bệnh nhân, bên cạnh đó phải sớm tìm ra nguồn lây vi rút để tiến hành xử lý.

Bé gái nhiễm cúm A (H5): Gia đình từng tự giết mổ gia cầm ốm để ănBé gái nhiễm cúm A (H5): Gia đình từng tự giết mổ gia cầm ốm để ăn

TTO - Theo lời kể của người nhà bé gái 5 tuổi (ở Phú Thọ) nhiễm cúm A (H5), khoảng một tuần trước khi trẻ nhập viện, gia đình có mổ ngan, gà có biểu hiện ốm để ăn. Sau đó bệnh nhi xuất hiện mệt mỏi, da vàng, mắt vàng, nôn nhiều.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp