01/11/2013 07:05 GMT+7

Khàn tiếng: chớ coi thường

BS PHAN QUỐC BẢO (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Cơ sở 2)
BS PHAN QUỐC BẢO (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Cơ sở 2)

TT - Ở phòng khám tai mũi họng, bệnh nhân tới khám do khàn tiếng khá thường gặp, đặc biệt là người làm nghề có tần suất nói nhiều. Có người khàn tiếng ngắn hạn nhưng cũng có người khàn tiếng kéo dài chữa không dứt, và có người bị ung thư thanh quản từ khàn tiếng kéo dài này.

Pbu9fgkw.jpgPhóng to
Uống mật ong pha chanh để tránh khàn tiếng - Ảnh: T.T.D.

Có nên cho rằng “khàn tiếng chút là hết” không?

Nguyên nhân khiến giọng nói khàn

"Lưu ý khàn tiếng lâu ngày, điều trị nội khoa không thuyên giảm là một dấu hiệu của ung thư thanh quản. Cách tốt nhất người bệnh cần đến bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán, không nên coi thường theo kiểu “khàn tiếng chút là hết” nhưng cũng không nên lo lắng thái quá"

Cơ chế phát âm của chúng ta là sự phối hợp đồng bộ từ hoạt động của phổi đến thanh quản, của chuyển động lưỡi và môi, cả sự cộng hưởng âm thanh qua hệ thống mũi xoang, trong đó thanh quản rất quan trọng.

Khi ta nói, cơ hoành và các cơ lồng ngực hoạt động tạo nên một luồng không khí từ phổi đi lên, hai dây thanh rung động. Hai dây thanh này có lúc đóng kín, lúc mở, lúc căng ít, lúc căng nhiều, lúc dày hơn, lúc mỏng hơn so với trạng thái bình thường. Do hoạt động của hai dây thanh tác động lên vùng không khí tạo nên âm thanh của chúng ta lúc nói. Như vậy, khi có bất kỳ tác nhân nào làm hai dây thanh rung động không đều hoặc khép không kín sẽ gây hậu quả là khàn tiếng.

Trên cơ chế này, khàn tiếng có thể bắt nguồn từ hai lý do chính. Thứ nhất, khàn tiếng do tổn thương trên dây thanh, hạt dây thanh, các nang hoặc u bướu dây thanh, hoặc viêm thanh quản do nấm, lao hoặc đơn giản chỉ là viêm thanh quản cấp do chúng ta phát âm quá nhiều, quá to hoặc do siêu vi. Thứ hai, khàn tiếng do các tổn thương thần kinh, tổn thương thanh não, dây thanh hoặc do chấn thương, tai nạn. Nếu uống nhiều thuốc mà không khỏi, có thể do thanh quản đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn là viêm thanh quản cấp đơn thuần, vốn có thể hồi phục nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần với chế độ điều trị nghiêm túc.

Nguy hiểm không?

Với những trường hợp khàn tiếng kéo dài, người bệnh cần được tiến hành chẩn đoán chính xác nguyên nhân bằng nội soi ống mềm hoặc ống cứng, kiểm tra tổn thương mũi, họng, hai dây thanh... để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với các trường hợp khàn tiếng điều trị ngoại khoa, sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách thức tự chăm sóc hoặc tập luyện để hồi phục giọng nói. Riêng với điều trị bằng nội khoa, để kết quả điều trị đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Uống thuốc đầy đủ theo y lệnh của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

- Không nên nói to và nói quá nhiều, làm chậm tiến trình hồi phục thanh quản, hoặc làm nặng thêm bệnh lý khàn tiếng.

- Không ăn quá cay, quá nóng, quá lạnh, hạn chế hút thuốc, uống rượu bia.

- Tránh nơi quá lạnh hay gió lùa quá nhiều, tác động xấu đến thanh quản.

Muốn giữ giọng, tránh khàn tiếng cần tránh để thanh quản làm việc quá sức kéo dài, không nói quá to, quá nhiều. Đồng thời tránh để thanh quản tiếp xúc nhiều với những tác nhân có hại như ăn uống quá cay, quá nóng, quá lạnh. Vào mùa lạnh, nếu ở trong môi trường ô nhiễm lâu ngày, chúng ta có thể sử dụng một trong những phương pháp sau: pha một ít mật ong vào sữa tươi (đã được hâm nóng) uống từng ngụm, nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, chúng ta không nên thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột (ví dụ đang từ nơi máy lạnh ra ngoài trời nắng gắt hoặc ngược lại, mà nên có thời gian chuyển đổi để cơ thể thích nghi). Hoặc chúng ta có thể uống nước chanh muối, ấm pha với một ít mật ong; hoặc giã một ít tần dày lá với tí muối và ngậm...

BS PHAN QUỐC BẢO (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Cơ sở 2)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp