29/04/2011 12:15 GMT+7

Khán giả chê phim Việt, vì sao?

Nhà biên kịch Thùy Linh
Nhà biên kịch Thùy Linh

TTO - 457 câu hỏi của bạn đọc yêu phim Việt đã gửi đến chương trình giao lưu trực tuyến do Tuổi Trẻ Online tổ chức sáng nay 29-4 với chủ đề "Khán giả chê phim Việt, vì sao?". Phim Việt bị phàn nàn vì những người làm phim "ăn xổi ở thì", trình độ biên kịch, đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất kém, kiểm duyệt sơ sài... là những câu trả lời thẳng thắn của các khách mời.

Khách mời của buổi trao đổi trực tuyến gồm:

1.Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam LÊ NGỌC MINH

2. Nhà biên kịch THÙY LINH- thành viên hội đồng duyệt phim của Đài truyền hình Việt Nam - VTV

3. Đạo diễn LÊ CUNG BẮC

4. Đạo diễn ĐINH ĐỨC LIÊM

5. Nhà báo LÊ HỒNG LÂM

Chương trình diễn ra tại hai đầu cầu TP.HCM và Hà Nội.

Vvx6NlGj.jpgPhóng to
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến tại đầu cầu Hà Nội. Phó Cục trưởng Cục điện ảnh VN Lê Ngọc Minh (trái) và Nhà biên kịch Thùy Linh (phải) - Ảnh: Ngọc Quang

ImKEd2Cv.jpgPhóng toCác khách mời tại đầu cầu TP.HCM, từ trái qua: nhà báo Lê Hồng Lâm, đạo diễn Lê Cung Bắc, đạo diễn Đinh Đức Liêm- Ảnh: THANH ĐẠM .....................................................................................................

* NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:

* Xin được đặt câu hỏi tới hai đạo diễn dày dặn. Tại sao lời thoại, vốn không tốn tiền và là 1 trong các điểm quyết định của một bộ phim, thế nhưng trong phim Việt (kể cả của hai đạo diễn) không được khắc phục cho chân thật hơn và súc tích hơn? (Lê Thanh Mai, 50 tuổi, thanhmai@....)

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Đây là một câu hỏi hay bởi vì xem phim Việt có nhiều lời thoại rất vô duyên, nếu không nói là lố bịch. Bởi vì, không phải làm phim là mang hết tất cả những gì trong cuộc đời lên màn ảnh mà phải được sàng lọc qua đầu óc của người biên kịch và của đạo diễn.

Phải nhớ rằng những hành động và những câu nói trên màn ảnh ảnh hưởng rất sâu xa đến người xem. Việc khắc phục lời thoại là một việc làm cấp thiết đối với các nhà biên kịch và đạo diễn, để cho phim Việt ngày càng chân thật và súc tích hơn.

* Xin hỏi nhà biên kịch Thùy Linh. Hiện nay kịch bản phim của việt nam không có chất lượng tốt để tạo thành phim hay? Thường là copy từ các phim nước ngoài rồi Việt hóa? chị nghĩ sao về về vấn đề này ?(Lê Quang Luyện, 31 tuổi, gocphoreu_phong@....)

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Hiện tượng Việt hóa từ phim nước ngoài ở phía Nam nhiều hơn ngoài Bắc. Cụ thể ở VFC nơi tôi đang làm việc việc Việt hóa mới có hai trường hợp (Những người độc thân vui vẻ và sắp tới là Cầu vồng tình yêu), còn tất cả các kịch bản khác đều do các nhà biên kịch trong nước viết.

Tôi nghĩ chúng ta không nên quá khe khắt việc kịch bản mua hay tự viết mà quan trọng là chất lượng kịch bản.

Hiện nay cái nhìn của khán giả hơi có vẻ thiên lệch về khái niệm kịch bản nước ngoài và phim nước ngoài, có một cái nhìn chưa công bằng với người làm nghề trong nước.Vì đội ngũ những người làm phim truyền hình và các nhà biên kịch cũng mới bắt đầu vào nghề chưa lâu lắm, từ khi chương trình Văn nghệ chủ nhật ra đời đến nay (1994) thì lúc đó mới thật sự có dòng phim truyền hình.

Vì vậy đội ngũ biên kịch và các nhà làm phim cần có thời gian, không gian, sự ủng hộ để họ được học hành, trưởng thành trong nghề.

Tất nhiên, chúng ta không phủ nhận hiện nay có khá nhiều các nhà biên kịch và người làm nghề không nghiêm túc với sản phẩm của mình. Cơ hội dành cho các nhà biên kịch và nhà làm phim truyền hình quá nhiều và quá dễ dàng. Đáng lẽ người ta phải biết tận dụng cơ hội này để trưởng thành, để làm tốt hơn công việc của mình, thì ngược lại một số người lại tận dụng cơ hội để kiếm danh và kiếm tiền một cách nhanh nhất. Kết quả, chúng ta đã nhìn thấy một số thứ phẩm mà dư luận đã lên tiếng.

* Một thực tế hiện nay là có quá nhiều ca sĩ, người mẫu được mời đóng phim vì họ nổi tiếng và đẹp nhưng về diễn xuất thì chưa tốt lắm. Và các diễn viên được đào tạo bài bản lại đang thiếu "đất diễn" vì sự "lấn sân" vô tội vạ này.

Nếu thực trạng này tiếp tục diễn ra thì các diễn viên được đào tạo bài bản sẽ cảm thấy nản và có thể họ sẽ bỏ nghề vì họ cảm thấy không được trân trọng. Các khách mời nghĩ sao về điều này và có nên có giải pháp quy định số lượng diễn viên được đào tạo qua trường lớp trên các phim hay không?(Trần Nam, 27 tuổi, trannam7@.....)

NcEnjLuG.jpgPhóng to
Phó cục trưởng cục điện ảnh Việt Nam Lê Ngọc Minh đang say sưa trả lời các câu hỏi của độc giả - Ảnh: Ngọc Quang

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Có một thực tế rằng những người ca sĨ, người mẫu là người của công chúng, họ có cảm tình của công chúng. Các nhà làm phim mời ca sĨ người mẫu là để vượt được rào cản ban đầu: chiếm cảm tình của công chúng.

Hơn nữa, ở VN diễn viên vô cùng thiếu. Theo thông tin của tôi ở VN hiện có hơn 20 dự án phim, họ cần khoảng 100 diễn viên chính. Ngoài diễn viên được khẳng định, các nhà làm phim phải đôn đáo tìm nhiều nguồn trong đó có ca sĨ, người đẹp.

Đạo diễn không có lỗi, người đẹp không có lỗi, nhưng để thực hiện được vai diễn người đẹp phải có tài năng. Bởi ấn tượng ban đầu qua đi rất nhanh. Ngoài cái ấn tượng ban đầu còn là tài năng, cộng với việc anh phải khiêm tốn học hỏi. Có người đẹp bên ngoài khi lên màn ảnh lại vô duyên, có người có vẻ đẹp vừa phải nhưng lên màn ảnh lại có duyên. Không nên trách người đẹp đóng phim.

Theo tôi hoàn toàn không nên bài xích sự lựa chọn đó, hy vọng những người đẹp đó hoàn thành vai diễn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng công chúng.

Các diễn viên được đào tạo tôi không thấy ai có tài năng bị đạo diễn bỏ quên. Trong đào tạo cũng vậy, có những người có tài năng nhưng cũng có một số người ngộ nhận. Có một lãnh đạo trường Điện ảnh nói vui: có người chúng tôi chưa kịp đào tạo thì họ đã trở thành người thân của các đại gia và đi theo con đường khác. Mỗi năm trường ĐH Sân khấu Điện ảnh tuyển 30 diễn viên, nếu 5 trong số họ thành diễn viên tài năng thì cũng là rất đáng quý.

Như tôi nói ban đầu, diễn viên VN thiếu vô cùng. So với Hồng Kông (Họ có 4.000 diễn viên được in catalog...), số lượng phim truyền hình VN làm còn cao hơn.

Không phải người mẫu, ca sĨ đóng phim làm mất trận địa hay bát cơm manh áo của người được đào tạo. Những người đẹp có ý thức tự học cũng có thể thành diễn viên. Ví dụ như điện ảnh Nga Xô viết, Trung Quốc, các diễn viên tài năng đều tự đào tạo là phần nhiều. Còn kiến thức trong nhà trường chỉ mang lại tư duy hệ thống cho người được đào tạo thôi.

- Đạo diễn Đinh Đức Liêm: Theo tôi thì việc mời các người mẫu, ca sĩ hay bất kể người nào khác đóng phim không phải là trường hợp cá biệt của riêng nền điện ảnh truyền hình Việt Nam. Ngay từ thời kỳ đầu của điện ảnh thế giới nhiều diễn viên không qua đào tạo nhưng được phát hiện là có nhan sắc và có năng khiếu đã được đưa vào phim rất nhiều và trong nhiều số đó họ đã trở thành ngôi sao hàng đầu của thế giới.

Nhưng đúng là, việc mời những ca sĩ, người mẫu, vào phim Việt Nam hiện nay có điều đáng trách. Và trách chăng là trách những người đạo diễn, người thực hiện nhiệm vụ casting chưa phát hiện và đánh giá chính xác năng khiếu của những diễn viên này, nên đưa họ vào phim một cách tùy tiện khi họ chưa đủ khả năng để lột tả nhân vật.

Cũng không thể nào có giải pháp quy định về số lượng diễn viên đào tạo để vào phim, bởi vì thực sự những diễn viên đã qua đào tạo có nhan sắc và tài năng thực sự cũng không phải là nhiều, cái nghề diễn xuất này cũng không phải như các nghề khác là đào tạo ra là làm được việc.

Thường trong lớp đào tạo diễn viên vài chục người, cũng chỉ có một vài người tồn tại với nghề và rất nhiều lớp như thế mới tạo ra một ngôi sao, trong khi số lượng phim phải phát sóng hiện nay là rất nhiều, nên số lượng diễn viên được đào tạo như thế không thể nào cung cấp đủ.

Vì vậy việc lấy những diễn viên bên ngoài vào là việc tất yếu.

Tuy nhiên những người có trách nhiệm tuyển người vào đóng phim cần phải kỹ càng hơn, phát hiện chính xác hơn khả năng của họ để họ không làm thất vọng khán giả.

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Việc các ca sĩ, người mẫu đóng phim không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là ở chỗ là ca sĩ, người mẫu đó có khả năng diễn xuất không. Sự than phiền của khán giả khi thấy các ca sĩ người mẫu lên phim mà không biết diễn mà thôi. Còn các diễn viên được đào tạo chuyên nghiệp dĩ nhiên về căn bản có khả năng nhiều hơn.

ybVqeY92.jpgPhóng to
Đạo diễn Lê Cung Bắc - Ảnh: THANH ĐẠM

Việc có quá nhiều người mẫu ca sĩ không biết diễn mà lên phim là trách nhiệm của nhà sản xuất và đạo diễn. Việc này rất tế nhị vì nhiều lúc nhà sản xuất muốn có những người đẹp, những người được hâm mộ trong các lĩnh vực khác có mặt trong phim của họ để rating của phim cao hơn, kéo theo quảng cáo nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Còn một số đạo diễn vì những lý do riêng nào đó mà quên mất một bộ phim là tác phẩm của mọi người, sự lựa chọn diễn viên phải được căn cứ vào hai yếu tố căn bản là hợp vai và có khả năng diễn xuất.

Tôi mong rằng tình trạng bát nháo hiện nay sẽ được giảm thiểu trong thời gian tới, để những diễn viên thật sự có tài và yêu nghề có đất để phát triển tài năng và đóng góp cho nghệ thuật.

* Thưa nhà báo Lê Hồng Lâm. Theo anh, điện ảnh Việt Nam hiện nay đang có những tín hiệu gì đáng vui, đáng buồn? Đâu là những điều, những thứ mà điện ảnh Việt Nam đang thiếu, hoặc đang có mà chưa biết cách sử dụng? (Quốc Tuấn, 27 tuổi, quoctuan.le@....)

7WDaqbx8.jpgPhóng to
Nhà báo Lê Hồng Lâm - Ảnh: THANH ĐẠM

- Nhà báo Lê Hồng Lâm: Với tư cách một người xem hơn là công việc, với tôi xem được một bộ phim Việt Nam hay luôn "đã" hơn nhiều xem một bộ phim nước ngoài hay. Không chỉ là phim Việt hay quá hiếm hoi hay phim quốc tế hay quá nhiều mà những bộ phim Việt hay luôn đem đến những xúc cảm gần gũi, đem đến những tiếng nói đồng cảm về con người hay xã hội mà chúng ta đang sống.

Có một nhà phê bình nói "Cần phải xem phim dở để hiểu tại sao các phim khác nó hay và hay ở chỗ nào". Chúng ta thì đang 'bội thực" phim dở, thậm chí là dở quá mức tưởng tượng.

Nhiều bộ phim làm chiếu Tết không khác gì tấu hài phường mà tôi thường "cảnh báo" đùa với bạn bè là nên "mang theo túi nôn" khi vào rạp. Nhưng bên cạnh những thảm họa đó, điện ảnh Việt đang có những tín hiệu thực sự vui.

Không nhiều, nhưng vài năm qua, chúng ta có những bộ phim nghệ thuật rất đáng giá như "Sống trong sợ hãi", "Chơi vơi" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, "Bi, đừng sợ" của Phan Đăng Di, "Trăng nơi đáy giếng" của Nguyễn Vinh Sơn... hay một vài phim giải trí có tay nghề của Charlie Nguyễn, Victor Vũ hay Stephane Gauger... Những đạo diễn này đang góp phần kéo mặt bằng điện ảnh Việt Nam lên. Tôi thì không mấy bi quan, bởi những cái dở tự nó sẽ đào thải, vì trình độ "phim trí" của khán giả đang khá lên từng ngày.

Cái đang thiếu hiện nay của điện ảnh Việt là phim hay.

* Các bộ phim truyền hình ngày nay cứ na ná nhau. Tại sao chúng ta không tổ chức bình chọn khen thưởng các bộ phim truyền hình có ý tưởng kịch bản hay, mới lạ, gần gũi với người xem để khuyến khích các nhà biên kịch? (Trần Thị Minh Ngọc, 21 tuổi, chuotrungrang123@... )

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Chuyện khen thưởng kịch bản thì trong các liên hoan phim Việt Nam đã có (giải biên kịch). Một số kịch bản đã được tuyên dương. Tuy nhiên, rất nhiều bộ phim truyền hình hiện nay có nội dung giống nhau đã thể hiện sự nghèo nàn về tư duy và tìm tòi đề tài của những người biên kịch.

Để có một kịch bản hay, đòi hỏi người biên kịch phải có trình độ về văn học, có trải nghiệm về cuộc sống. Các kịch bản chúng ta quá hời hợt và nông cạn chỉ vì những người tạo ra nó còn kém về mặt nhận thức cuộc sống, kém về mặt tri thức.

Tôi nghĩ những biên kịch trẻ hôm nay có khả năng nhưng chưa đủ kinh nghiệm để có thể hoàn chỉnh một kịch bản đúng mức vì một kịch bản là một cuộc đời.

"Phim thứ phẩm là lỗi của đạo diễn và nhà sản xuất "

* Tại sao khi một bộ phim thành công, người được xướng tên bao giờ cũng là đạo diễn, còn nếu nó thất bại thì tất cả lại đổ vào biên kịch? Trong khi, đạo diễn, nhà sản xuất là người được quyền lựa chọn kỹ lưỡng kịch bản phim trước khi quyết định đưa ra bấm máy. Xin cho biết những nhìn nhận một cách khách quan, thẳng thắn nhất? (La Thị Mi Nga, 26 tuổi, moony_meo@.....)

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Bạn đã nói đúng nỗi lòng của các nhà biên kịch. Tôi không nhớ năm vừa rồi mấy chục LHP truyền hình VN, nhưng chưa bao giờ dành cho biên kịch một giải thưởng nào. Trong khi năm vừa rồi còn thi trailer quảng cáo, và các nhà biên kịch vẫn cứ "ngủ yên trong rừng".

Nhà biên kịch có quyền viết tất cả những gì hay nhất và dở nhất tùy theo khả năng và suy nghĩ, nhưng họ chỉ có quyền trên trang giấy mà thôi. Còn có sử dụng kịch bản đó hay không thì tùy thuộc vào nhà sản xuất trước tiên, và sau đó đạo diễn có quyền nhận hoặc từ chối như bạn nói. Nhà sản xuất cũng vậy. Những phim "thứ phẩm" hiện nay trên sóng truyền hình chắc chắn lỗi trước tiên thuộc về nhà sản xuất, và sau đó là đạo diễn.

* Bây giờ, liệu có phải cứ có chút danh tiếng và một chút hiểu biết về điện ảnh, cộng thêm một chút vốn và một đề tài là có thể làm đạo diễn? (Hoàng Quý, 22 tuổi, sparta.joker@... )

- Đạo diễn Đinh Đức Liêm: Bây giờ, do nhu cầu sản xuất phim quá nhiều nên có những người thậm chí không hề có chút danh tiếng, hiểu biết sơ sài về điện ảnh thông qua những công việc phục vụ trong đoàn phim cũng có thể được một số nhà sản xuất dễ dãi đưa lên làm đạo diễn. Và đó chính là thảm họa cho truyền hình bây giờ.

Một đạo diễn không thể thiếu sự đào tạo cơ bản, cho nên chỉ với một chút kinh nghiệm hiện trường làm phim thôi thì chưa đủ. Họ không đủ vốn liếng nghề nghiệp, vốn liếng sống, đầu óc văn chương... để xử lý kịch bản phim và biến nó thành một phim sống động, bởi trên thực tế không phải cứ minh họa kịch bản là thành một phim có chất lượng.

Đạo diễn phải xử lý kịch bản, phải thẩm thấu những vấn đề, chủ đề tư tưởng trong kịch bản và tìm ra cho nó một chìa khóa riêng để thể hiện thì mới có thể thành một phim hoàn chỉnh. Vì thế, cứ đơn thuần đem một chút kinh nghiệm dàn dựng, hô máy diễn, cắt thì không thể nào tọa thành một phim có chất lượng được.

* Có nên chê điện ảnh Việt Nam khi chúng ta hời hợt khi xem? Nền văn học kém sáng tạo thì làm sao có được kịch bản tốt. Làm gì để có kịch bản tốt? Phải chăng chúng ta nên khắt khe hơn với toàn bộ các khâu sản xuất và sáng tạo??? (SKDA, 40 tuổi, player7274@....)

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Thực ra thì khán giả VN là một công chúng khán giả lý tưởng. Bằng chứng là ngay trong thời gian vừa qua, những bộ phim của VN trong các dịp lễ Tết đều có công chúng đông hơn các phim hay nhất của nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc.

Thứ hai, chúng ta có một cộng đồng khán giả ở nông thôn vô cùng lớn, các điều tra xã hội học, thông tin của báo chí cũng chưa được cập nhật thường xuyên. Chúng tôi từng chứng kiến cảnh chiếu phim nhựa ở Tuyên Quang, có người xem hết ca này đến ca khác. Gần đây như ở Long An người ta đưa phim về Mộc Hoá cũng thu được khá nhiều tiền vé.

Một vấn đề nữa là tất cả các nền điện ảnh trên thế giới đều gặp khó khăn với khán giả. Điện ảnh không còn là nghệ thuật quan trọng nhất nữa mà nó phải cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật giải trí khác từng khán giả. Ví dụ như điện ảnh Hàn Quốc mỗi năm họ sản xuất 100 phim, phim hay nhiều hay ít thì công chúng khán giả chỉ dao động ở 130 triệu. Chứng tỏ năng lực tìm kiếm khán giả của điện ảnh HQ chỉ thế thôi.

Điện ảnh VN mỗi năm chỉ tăng được 10-12 triệu khán giả, khán giả ở đô thị phân hóa rõ nét, chủ yếu từ 16-35 nhưng nhiều hơn là độ tuổi 16-25. Chúng ta có một khán giả đáng yêu như vậy nhưng thực sự điện ảnh VN chưa đáp ứng được nhu cầu xem phim cũng như kỳ vọng của khán giả. Lý do là chúng ta chưa tạo được một dòng phim khán giả liên tục. Mặc dù một năm sản xuất hơn 10 bộ phim, nhưng những phim có chất lượng, tạo được dư luận không quá 3 phim. Đó là điều mà những nhà làm phim VN không thể không trăn trở.

Theo tôi cũng đừng đổ cho văn học không có thành tựu, điện ảnh có hơn 50 năm phim truyện, có đội ngũ rất hùng hậu phải gồng mình lên để tạo ra tác phẩm. Đừng đổ cho văn học, vì đây là ngành nghệ thuật độc lập.

Có nhiều tác phẩm văn học tốt nhưng không thể dựng thành phim. Nếu các nhà làm phim VN bứt phá lên, làm phim hấp dẫn công chúng, xem xong họ suỹ nghĩ thì đã thành công rồi.

Rất may năm vừa rồi có phim Cánh đồng bất tận, không có người đẹp lộng lẫy, không có nhà lầu ô tô, những nhân vật sống dưới đáy nhưng vẫn hấp dẫn khán giả. Nhưng những phim như vậy rất thưa thớt trong mảng màu hàng năm của điện ảnh VN.

Cũng đừng quá khắt khe với những phim giải trí nhẹ nhàng, vì ở những nước có nền điện ảnh lớn, họ coi đó là nguồn thu để nuôi nền điện ảnh. Nếu bạn xem nhiều phim hành động của Mỹ sẽ thấy có chung một mô tip là đánh đấm rồi kết thúc bằng một nụ hôn. Xem xong là xong. Phim nghệ thuật của Mỹ, các nhà nhập phim VN rất ít nhập, thi thoảng họ chỉ đưa vào chiếu các dịp lễ.

5 phim đoạt giải Oscar chiếu ở Megastar thì lượng người xem cũng rất thưa thớt. Những phim giải trí nhẹ nhàng chiếu trên truyền hình cũng nên nhìn với con mắt thông cảm, trân trọng, nếu diễn viên diễn đạt yêu cầu, cách dàn dựng của đạo diễn đúng với ngôn ngữ của loại hình phim ảnh...

Đương nhiên không phải cúi đầu ngưỡng mộ như dòng phim nghệ thuật, nhưng những mảng phim thế này cũng đang chiếm số đông trong các nền công nghiệp điện ảnh phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Ở VN ta, các nhà làm phim tư nhân cũng nghiêng về mảng này nhiều, ngay cả trong những phim về đề tài nghiêm túc họ vẫn cố gắng tạo ra dòng chảy có yếu tố giải trí.

Muốn có được kịch bản tốt thì giới điện ảnh phải phối hợp chặt chẽ với các nhà văn có năng lực viết tiểu thuyết. Nhà văn có lợi thế phát hiện vấn đề, xây dựng cốt truyện, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề rất thông minh.

Nhà biên kịch điện ảnh có nghề nghiệp, biết biến cốt truyện, vấn đề mà nhà văn phát hiện thành các bộ phim trên giấy mang đến cho khán giả một cảm nhận là nhìn thấy được và nghe thấy được. Hơn nữa, những điều nhìn thấy được và nghe thấy được lại rất giàu cảm xúc, lại tạo ra được những suy nghĩ trước các vấn đề thời cuộc cho khán giả để họ đồng cảm và góp phần cùng xã hội giải quyết những vấn đề của cuộc sống.

Như vậy có nghĩa là chúng ta đã có được một kịch bản tốt giàu hàm lượng văn học, có tính khả thi khi đưa lên màn ảnh. Ngoài ra, cũng có nhiều nhà biên kịch đã viết được kịch bản có chất lượng để làm phim, những nhà biên kịch ấy mặc dù không phải là hội viên Hội nhà văn, nhưng họ có tư chất của một nhà văn, có vốn sống, có nghề nghiệp viết kịch bản chuyên nghiệp. Thêm một sự may mắn trời cho, đó là khoảnh khắc thăng hoa của sự sáng tạo.

Đúng là chúng ta phải khắt khe trong khâu chuẩn bị kịch bản, bởi vì cẩu thả ở công đoạn này thì sẽ hệ luỵ đến tất cả những khâu tiếp theo.

* Nhà biên kịch Thùy Linh: Sáng tạo là một công việc hoàn toàn mang tính cá nhân. Nhà sản xuất không thể khe khắt hơn với sáng tạo đó, chỉ có thể khe khắt với sản phẩm họ làm ra bằng cách thẩm định và quyết định mua hay không.

Bạn nói nền văn học của ta kém sáng tạo cũng đúng, nhưng cũng không hẳn đó là lý do để chúng ta chê nền điện ảnh VN hời hợt và không thể có những kịch bản tốt. Sự sáng tạo của các nhà biên kịch cần có sự độc lập của mình chứ không thể chỉ trông đợi vào nền văn học.

Để đào tạo được tài năng không phải ngày một ngày hai có được ngay một đội ngũ lành nghề, chuyên nghiệp.

Nói vậy, các nhà biên kịch cũng không nên thụ động trông đợi những may mắn, điều kiện ở bên ngoài mà họ phải tự học, tự đào tạo. Đây là một nghề rất khắt khe, mất thời gian, phải hy sinh và tốn rất nhiều kinh nghiệm sống, kiến thức sống và sự hiểu biết chung.

Một ngày mà nhà biên kịch rời khỏi sự tự học, thì đương nhiên họ sẽ không thể thành công. Và một yếu tố nữa theo tôi không phải chỉ là lỗi của nhà biên kịch, mà nó là đặc tính chung của không ít người VN, mà có thể các bạn sẽ phản ứng với tôi, đó là: sự cẩu thả, hời hợt, khá vô trách nhiệm với công việc của mình, trong đó có các nhà biên kịch và các nhà làm phim.

* Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh có nói là: “Tác phẩm phải lăn vào thị trường” điều đó là đúng nhưng tôi thấy có những cảnh quay trong phim mà ngoài đời là sinh hoạt hàng ngày nhưng không hiểu sao trong phim lại sống sượng, lại vô lý đến vậy. (Hãy nhớ cái đó không phải là thiếu thực tế) (Nguyen Thi Mai, 22 tuổi, chimai9011@...)

- Nhà biên kịch Ngọc Minh: Phim ảnh là những hình tượng nghệ thuật rất chân thực với cuộc sống, không chấp nhận bất cứ một ước lệ nào. Mặc dù là nghệ thuật của số đông nhưng phim ảnh đòi hỏi rất cao ở sự chân thực đã được các nhà nghệ thuật tạo dựng.

Nói đến đây tôi chợt nhớ đến một câu nói rất gợi về thơ hay: "câu thơ hay là một câu thơ thực, nhưng cái thực phải từ khéo léo mà ra".

Trở lại vấn đề bạn hỏi thì những phim sống sượng, vô lý là do những nhà làm phim chưa "khéo léo" làm cho cuộc sống trở nên thực như yêu cầu khắt khe của nghệ thuật, như cảm nhận từ đời sống của công chúng khán giả. Nói tóm lại, là những phim loại này do những người ít tài hoặc thiếu nghiêm túc làm ra. Đúng là nó vô lý, sống sượng như bạn đã nhận xét.

* Xét cho cùng thì phim VN hiện nay chỉ có 3 bối cảnh chính: công ty (nơi làm việc), phòng ăn và phòng ngủ. Xem phim nào cũng chỉ thấy mấy cảnh như thế thì làm sao mà khán giả không chán. Rõ ràng phim Việt đang lâm vào cảnh phim "3D": dài - dai - dở! (Tieu Long, 21 tuổi, tieulong_001@... )

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Bối cảnh trong phim truyền hình hiện nay quá đơn giản vì người biên kịch không dám mở rộng không gian. Điều này có liên hệ đến nhà sản xuất bởi nếu thay đổi nhiều bối cảnh thì thời gian quay sẽ mất nhiều hơn, tiền bạc sẽ tốn nhiều hơn. Đó là điều mà không nhà sản xuất nào muốn.

Tuy nhiên, dù không thay đổi nhiều bối cảnh nhưng người đạo diễn có thể linh động thay đổi góc máy và khung hình để cho hình ảnh phong phú, sinh động hơn. Nhưng rất tiếc việc thay đổi góc máy và khung hình nhiều cũng kéo dài thời gian quay, do đó một số đạo diễn phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất và hậu quả là nhàm chán về bối cảnh trong phim như khán giả đã nhận thấy.

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Thế bạn nghĩ cuộc sống hàng ngày của bạn có những bối cảnh nào? Và cuộc sống của con người nói chung cần có những bối cảnh nào nữa? Tôi hỏi đùa bạn vậy thôi. Nhưng tôi nghĩ cuộc sống hàng ngày của con người thường cũng chỉ có từng đó bối cảnh, thậm chí còn ít hơn nữa, có người cả ngày ở nhà.

Nhưng họ cũng có đời sống tâm hồn mà bộ phim cần đề cập.

Cái quan trọng để hấp dẫn người xem không phải bối cảnh mà là cách kể câu chuyện và diễn xuất của diễn viên. Phim Việt dài-dai-dở như bạn nói đúng là hiện nay đang xuất hiện với tần suất hơi dày, vì sau một thời gian xã hội hóa rất nhiều những hãng phim tư nhân đổ xô làm phim truyền hình khi chưa đủ năng lực nhân sự và kinh nghiệm làm nghề.

Nhưng nếu bạn so sánh phim Việt với phim nước ngoài để nói phim Việt "3D", thì bất công cho những nhà làm phim VN. Những phim nước ngoài mang về VN chiếu đều đã được chọn lọc trước khi mua nên người xem được xem những bộ phim khá và xuất sắc của họ.

Còn ở VN đương nhiên bạn phải xem cả những phim tốt và chưa tốt. Nhưng nếu khán giả có một cái nhìn quá tiêu cực và thiên vị dành cho phim nước ngoài thì không phải là một thái độ công bằng với một nền công nghệ giải trí còn quá non trẻ ở VN.

* Xét cho cùng thì phim VN hiện nay chỉ có 3 bối cảnh chính: Cty (nơi làm việc), phòng ăn và phòng ngủ. Xem phim nào cũng chỉ thấy mấy cảnh như thế thì làm sao mà khán giả ko chán. Rõ ràng phim Việt đang lâm vào cảnh phim "3D": Dài - Dai - Dở !!!(Tieu Long, 21 tuổi, [email protected])

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Những phim bạn nói là những phim dở, nó là loại phim xà phòng hoặc sitcom của một số nền công nghiệp truyền hình phát triển. Có điều ở các nước đó người ta làm loại phim này bằng tay nghề vững và nó đã có công chúng khán giả rất đông.

Ba kết luận mà bạn rút ra là cảnh báo rất tốt cho các nhà làm phim truyền hình nhiều tập hiện nay, song tôi có một đề nghị bạn nên xem một số phim do TFS, VTV trực tiếp đầu tư trong đó bạn sẽ thấy có những phim rất gần gũi với đời sống quanh ta, có thân phận của chúng ta trong đó, chúng không quá cầu kỳ rắc rối nhưng xem thấy thú vị như thưởng thức một tiệc trà rất ngon và có dư vị.

MỜI BẠN ĐỌC TIẾP TỤC XEM Ở TRANG SAU

* Các bộ phim truyền hình ngày nay cứ na ná nhau. Tại sao chúng ta không tổ chức bình chọn khen thưởng các bộ phim truyền hình có ý tưởng kịch bản hay, mới lạ, gần gũi với người xem để khuyến khích các nhà biên kịch? (Trần Thị Minh Ngọc, 21 tuổi, chuotrungrang123@... )

hyacUu21.jpgPhóng to
Nhà biên kịch Thùy Linh, thành viên hội đồng duyệt phim Đài truyền hình Việt Nam cười vui vẻ khi gặp những câu hỏi nói lên được nỗi lòng của những người làm biên kịch - Ảnh: Ngọc Quang

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Cuộc thi "Ý tưởng truyền hình" đã được tổ chức một lần (do Tạp chí Truyền hình tổ chức). Và cũng đã chọn ra một vài ý tưởng để trao giải nhưng khi triển khai thành kịch bản đó là cả chặng đường thử thách, và không phải ai cũng thành công. Còn cuộc thi kịch bản bên Hội Điện ảnh, Cục Điện ảnh cũng đã tổ chức khá nhiều lần. Nhưng theo đánh giá của tôi các cuộc thi này không mang lại kỳ vọng và thành công như chúng ta mong muốn.

Chất lượng kịch bản hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của nhà biên kịch. Và tôi nghĩ, điều kiện xã hội kinh tế cũng là một sự gợi mở, là điều kiện, nền tảng để nhà biên kịch có thể nảy sinh ý tưởng, có môi trường sáng tác tốt hơn. Một tài năng cần phải được văn hóa và xã hội nuôi dưỡng, đào tạo.

Tôi thấy những bộ phim hành động Mỹ chỉ có một mô-tuýp duy nhất: người hùng Mỹ không bao giờ thất bại, và cũng na ná giống nhau. Nhưng họ làm vẫn rất hấp dẫn.

Các bộ phim của Hàn Quốc, Trung Quốc không phải có quá nhiều phim đặc biệt, xuất sắc, nhưng khán giả VN vẫn hưởng ứng. Đây là những điều mà người làm phim VN cần phải học hỏi và suy nghĩ. Tại sao họ thành công?

Theo tôi, đề tài chưa phải là cái quan trọng nhất. Cái hấp dẫn khán giả là cách triển khai đề tài đó cộng với diễn xuất tinh tế của diễn viên, cách làm kỹ lưỡng của đạo diễn.

Đôi khi, tôi có cảm giác, khán giả VN xem phim Hàn Quốc, Trung Quốc hay nước ngoài, họ bị cuốn vào cách diễn xuất của diễn viên mà không nặng nhẹ những vấn đề bộ phim đặt ra.

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Đúng là thời gian vừa qua việc tôn vinh vị trí của kịch bản phim chưa được chú ý tới nơi tới chốn, cụ thể giải thưởng của Hội điện ảnh VN hàng năm, LH truyền hình toàn quốc không có giải thưởng cho biên kịch phim truyền hình. Đầu năm vừa rồi, chúng tôi đã đề nghị Đài THVN trong đợt Liên hoan tới phải có giải này và đã được BTC đồng ý.

Chúng tôi tiếp tục đề nghị giải thưởng hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam phải có giải thưởng cho biên kịch phim truyền hình. Đó là động thái để các nhà quản lý, các hội ngành trân trọng hơn những người viết kịch bản. Tôi rất hoan nghênh đề xuất của độc giả.

* Theo cá nhân tôi, những dấu hiệu "không tốt" vừa qua của phim Việt là một rất dấu hiệu tốt, vì khi có gió bão, gió bão nó sẽ cuốn đi những thứ không cần thiết. Đứng ở góc độ khán giả, tôi mong phim Việt chạm đáy sớm để còn bật dậy. Mong muốn của tôi như vậy có hợp lý không? (Nguyễn Văn Trực, 29 tuổi, tintongdl@... )

- Đạo diễn Đinh Đức Liêm: Theo tôi ý kiến của bạn là chính xác. Sự phát triển quá mức của phim truyền hình Việt cũng chính là một sân sàng lọc để khán giả chọn lựa những tác phẩm thật sự chạm được vào tình cảm người xem và những tác phẩm bị khán giả chê bai, từ chối.

Chính từ đó các đơn vị phát sóng sẽ nắm được thực chất những tác giả, tác phẩm chiếm lĩnh được khán giả để có phương hướng đầu tư và hợp đồng sáng tác tiếp tục, còn những gì không đạt được những tiêu chí cần thiết sẽ lọt ra khỏi sân chơi.

Tôi thấy, dư luận của khán giả như thế cũng tốt. Nó là cơ hội để các nhà sản xuất, nhà đài và chính các tác giả phải nhìn nhận lại mình để có những sản phẩm tốt hơn.

* Tại sao biết phim dở mà nhà đài vẫn chiếu, các xưởng làm phim vẫn sản xuất phim và bắt người xem hứng chịu? (Trần Thị Minh Ngọc, 21 tuổi, chuotrungrang123@...)

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Giờ phát phim Việt trên các đài truyền hình là cố định, không có phim này phải có phim khác. Đôi khi do hụt sóng, nên một số phim chưa bảo đảm chất lượng vẫn được "trám" vào khoảng trống đó. Tất nhiên, bộ phận duyệt phim để phát sóng cũng cần phải rút kinh nghiệm và phải có một thái độ nghiêm túc hơn với việc duyệt phát sóng những bộ phim đã làm ra.

Các đài truyền hình khi ký hợp đồng làm phim với các hãng phim tư nhân phải dành cho họ một thời gian nhất định để bảo đảm việc sản xuất chất lượng, tránh tình trạng vừa phát sóng vừa sản xuất và không kiểm soát được chất lượng.

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Có một thực tế những phim nước ngoài được chiếu ở VN là những phim hay nhất, hoặc phim đông khán giả nhất của họ được các nhà nhập phim nhập vào. Bản thân họ cũng có nhiều phim dở. Truyền hình Trung Quốc năm vừa rồi có 7.000 tập phim xếp xó. Trong hệ thống truyền hình của các nước này cũng có nhiều phim dở.

Tôi nói như vậy không có nghĩa khuyến khích các đài trong nước phổ biến những phim dở, song lại có một thực tế nữa là các đài đang phải sản xuất phim để lấp sóng theo như quy định của Luật Điện ảnh. Đài nào khả năng đầu tư tốt có đội ngũ thì số phim dở thường ít hơn những các đài không có điều kiện trên. Đúng là đã đến lúc phải tập trung nâng cao chất lượng nghệ thuật và tính chuyên nghiệp cho phim nhựa chiếu rạp và phim chiếu trên truyền hình.

Điều này rất thôi thúc nhưng cũng không thể làm trong một sáng một chiều. Sắp tới, sẽ có hội thảo về chất lượng và cung cách phổ biến phim tại TP.HCM, mời bạn đón xem những thông tin và mong được góp ý tiếp.

* Tại sao phim Việt lại chuyển thể từ phim nước ngoài để sản xuất lại mà không đầu tư sản xuất những bộ phim thuần Việt? Hình như những bộ phim cổ trang của Việt Nam chưa đầu tư đúng mức hay sao mà thấy những ngoại cảnh của phim đơn điệu, binh lính, nô tì thì ít người, quay đi quay lại cũng chi có vài người, giống như đang xem cải lương? (thiên trường, 20 tuổi, master_pro124@...)

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Gần đây có một số kịch bản nước ngoài được Việt hóa. Điều đó cũng không có gì lạ nhưng khi Việt hóa một bộ phim nước ngoài, điều quan trọng cốt lõi là Việt hóa tâm hồn của nhân vật thì mới có thể gần gũi được người xem.

Nếu chúng ta cứ bê nguyên tâm lý của các nhân vật nước ngoài thì rất xa lạ với nếp nghĩ, nếp sống của người Việt Nam. Do đó, đòi hỏi người chuyển thể phải rất tài giỏi và người đạo diễn phải rất tinh tế để đưa vào phim những hình ảnh thuần Việt, mặc dù đó là một câu chuyện của nước ngoài.

Nhưng tốt nhất, như tôi đã nhiều lần nhắc nhở là chúng ta phải trở về với chúng ta, trở về với cuộc sống vô cùng phong phú của xã hội chúng ta. Chúng ta chưa có nhiều kịch bản hay vì chúng ta chưa khai thác đúng và khai thác đủ những khía cạnh cuộc sống, những bức xúc và khát vọng của con người đương đại.

Người biên kịch giỏi phải đắm mình vào những ngõ ngách sâu xa nhất của cuộc sống để ghi nhận những tình tiết vô cùng quý giá mà ngoài bề mặt thường ngày chúng ta không thấy. Vì nhân sinh là cõi vô cùng và cuộc sống thì rất phong phú, mà như một nhà văn Nga đã nói là không có một tiểu thuyết nào có thể mô tả hết.

* Những bộ phim Việt hay có lẽ rất nhiều người sẽ nói đó là Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng... Những bộ phim ấy đã làm say lòng khán giả bởi kịch bản quá hay cùng diễn viên đầy tài năng và tâm huyết.

Tôi không hiểu tại sao thời bao cấp tiền ít mà chất lượng phim lại đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện như vậy? Còn bây giờ, từ biên kịch đến diễn viên được học hành tử tế mà làm phim nhàm chán đến thế? (Luu Thanh, 50 tuổi, luuthanh3392@...)

- Nhà báo Lê Hồng Lâm: Tôi đồng quan điểm với anh là Việt Nam từng có nhiều phim hay như anh đã ví dụ. Nhưng không phải tất cả các phim Việt ngày xưa đều hay hay những bộ phim hiện nay đều dở.

Vừa rồi Phương Nam Film phát hành lại một loạt phim Việt ngày trước qua DVD, tôi đã xem lại khá nhiều. Có những phim rất hay có thể gọi là kinh điển của điện ảnh Việt mà bây giờ xem lại vẫn thấy nó sống động, gần gũi và có những giá trị nghệ thuật tồn tại mãi với thời gian, như những bộ phim đầy tính phản biện xã hội của Đặng Nhật Minh (thập niên 80, 90 mà giờ xem lại vẫn thấy mới...)

Nhưng có những bộ phim hay ngày xưa trong ký ức người xem trở nên khá ngây thơ và ngô nghê khi xem lại vào thời điểm này. Một nhược điểm mà khá nhiều phim ngày xưa mắc phải là tính tuyên truyền hơi lộ liễu, nhân vật bị vo tròn tính cách hay nói cách khác là không thấy con người cá nhân của họ. Dù vậy khó phủ nhận tình yêu nồng nhiệt và tinh thần trách nhiệm của những nghệ sĩ thời ấy.

Còn cái dở đang lấn át phim Việt hiện nay đều có chung một công thức: kịch bản tồi, đạo diễn bất tài và nhà sản xuất dễ dãi hoặc chạy theo lợi nhuận bất chấp tất cả. Và điều dễ dãi này lại được chấp nhận, khán giả trở thành nạn nhân cuối cùng của sự dễ dãi này.

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Tôi thường tâm sự với các bạn trẻ trong đoàn làm phim rằng cách đây 30 năm, tiền bạc làm phim rất hạn chế, kỹ thuật còn thô sơ nhưng những người làm phim lại rất chuyên nghiệp. Thế nào là chuyên nghiệp? Theo tôi, đó là mỗi bộ phận đều làm việc chỉn chu, có tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật phim trường chặt chẽ. Dĩ nhiên là còn nhiều yếu tố khác tạo nên sự chuyên nghiệp, nhưng những điều tôi vừa đề cập là rất thực tế và quan trọng.

Một kịch bản phải được duyệt đi duyệt lại nhiều lần, đạo diễn viết phân cảnh kỹ càng và diễn viên toàn tâm toàn ý với vai diễn. Giờ giấc làm việc của mọi người chính xác mặc dù tiền catsê rất ít. Hồi đó làm gì có tiền ăn mà mỗi khi đi làm phim là có một anh nuôi hay chị nuôi đi theo, nấu ăn cho cả đoàn, ngủ thì ngủ nhà dân, trường học, cơ quan nhà nước... Nói tóm lại là thiếu thốn mọi bề nhưng mỗi tác phẩm ra đời đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả, vì nghệ sĩ làm phim vì yêu nghề chứ không phải vì để nổi tiếng hay vì tiền.

Còn bây giờ, mọi thứ đều đầy đủ, thậm chí phong phú, sang trọng, nhưng ngoài một số ít bộ phim được đánh giá đàng hoàng thì một số khác làm khán giả bực mình, bức xúc do sự cẩu thả của những người làm phim. Tôi nghĩ, tình trạng này sẽ chóng qua đi thôi, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế và nhìn thẳng vào nhau, không tị hiềm, không đố kỵ, không chia rẽ. Theo tôi, người nghệ sĩ muốn tạo được một tác phẩm nghệ thuật cao, đáp ứng lại lòng tin của mọi người thì trước hết người nghệ sĩ đó phải có một tấm lòng nhân ái với con người và bao dung với cuộc đời.

Tôi rất kỳ vọng và tin tưởng một số đạo diễn trẻ hiện nay. Họ được trang bị kiến thức đầy đủ về kỹ thuật cũng như cái tâm đối với nghề. Những điều họ đã làm chưa bao nhiêu nhưng hứa hẹn trong tương lai sẽ làm chúng ta giật mình. Đó là niềm vui lớn nhất của những người nghệ sĩ.

* Tôi rất thích xem phim Việt Nam, không hoặc rất ít khi xem phim nước ngoài nhưng hiện có nhiều phim truyền hình đang phát sóng có chất lượng rất tệ, lời thoại nhảm nhí, diễn viên diễn không ra hồn, kịch bản thiếu logic. Có cách nào để khắc phục những nhược điểm trên trong thời gian sớm nhất có thể để đáp ứng nhu cầu xem phim Việt của khán giả? (Hoài Phan, 31 tuổi, thoakimln@... )

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Cám ơn bạn đã động viên những người làm phim VN. Chính những khán giả như bạn sẽ giúp những người làm nghề hoàn thiện mình. Trong công việc nói chung, khó tránh khỏi những va vấp sai lầm, những thất bại. Quan trọng là người ta biết nhận ra sai lầm và đứng dậy.

Tôi nghĩ để khắc phục những nhược điểm như bạn nói, ngoài việc hoàn thiện cơ chế (mà cá nhân tôi không đủ thẩm quyền bàn hoặc đưa ra một cách làm cụ thể nào) thì một việc rất quan trọng là những người làm nghề phải khơi gợi, nuôi dưỡng lòng tự trọng với nghề nghiệp mình đang làm.

* Tại sao khi một bộ phim thành công, người được xướng tên bao giờ cũng là đạo diễn, còn nếu thất bại thì tất cả lại đổ vào biên kịch trong khi đạo diễn, nhà sản xuất là người được quyền lựa chọn kỹ lưỡng kịch bản phim trước khi quyết định đưa ra bấm máy. Xin cho biết những nhìn nhận một cách khách quan, thẳng thắn nhất? (La Thị Mi Nga, 26 tuổi, moony_meo@... )

- Đạo diễn Đinh Đức Liêm: Đúng là có bột mới gột nên hồ, một bộ phim bao giờ cũng bắt đầu từ kịch bản. Hiện nay do nhu cầu sản xuất phim quá nhiều nên vấn đề kịch bản thiếu và được các nhà sản xuất lựa chọn một cách dễ dãi là có thật. Kịch bản khi đã yếu kém thì không có cách nào tạo ra một phim hay trừ khi đạo diễn phá tung kịch bản đó ra xử lý lại. Nhưng các nhà sản xuất luôn sợ tốn kinh phí và thời gian nên nhiều khi tạo ra sự áp đặt, rằng kịch bản đã được hội đồng thẩm định của nhà đài duyệt và không được quyền sửa chữa, cứ thế đưa vào sản xuất.

Đạo diễn chúng tôi nhiều khi cũng vì cơm áo, gạo tiền mà đành lòng tặc lưỡi nhận làm phim, nên kết quả nhiều khi cũng chưa được như mong muốn. Cho nên việc chê phim dở tại kịch bản dở là tất nhiên nhưng cũng không thể không trách sự dễ dãi của đạo diễn khi nhận một kịch bản dở dù kịch bản hay bây giờ hiếm như lá mùa thu. Đợi chờ có một kịch bản tốt để làm phim thì không biết... "bao giờ cho đến tháng 10", chẳng biết bao giờ mới có cơ hội làm được nghề.

Nhưng cũng nói thêm rằng, kể cả với kịch bản tốt thì mỗi đạo diễn cũng có một cách thể hiện khác nhau và hoàn toàn cũng có thể biến thành một phim dở nếu đạo diễn thiếu tài năng.

Việc người ta coi một tác phẩm phim là tác phẩm của đạo diễn vì thế cũng là một thực tế không chỉ của nền điện ảnh truyền hình Việt Nam mà là của điện ảnh toàn thế giới. Chính vì vậy trách nhiệm của một đạo diễn trước một bộ phim là vô cùng to lớn, dù kịch bản hay dở đến đâu thì trách nhiệm cuối cùng về thành công hay thất bại của tác phẩm cũng là người đạo diễn phải gánh chịu. Còn người viết kịch bản chỉ là người chịu trách nhiệm liên đới đầu tiên.

* Chào anh Lâm. Tôi rất thích những bài báo viết về điện ảnh của anh. Cho tôi hỏi anh:

a. Dạo này thấy anh ít có bài trên Tuổi Trẻ. Là do anh không viết nữa, hay anh có viết mà Tuổi Trẻ không đăng? Hay anh viết báo khác (có nhuận bút cao hơn, hehe)

b. Gần đây, anh có xem phim nào hay không, giới thiệu cho tôi với, phim Việt cũng được (vì chúng ta đang giao lưu liên quan phim Việt), và phim các nước khác cũng không sao (với tôi, phim hay không cần quốc tịch).

c. Anh hy vọng điều gì từ những buổi giao lưu như thế này. Cá nhân tôi thì cho rằng những buổi giao lưu như thế này không làm được điều gì đâu.

(Một người hâm mộ anh)

- Nhà báo Lê Hồng Lâm:

a, Công việc của tôi hiện nay liên quan đến biên tập nhiều hơn nên tôi ít viết hơn dù tôi vẫn theo dõi điện ảnh đều đặn.

b, Phim hay Việt thì ít, phim hay nước ngoài rất nhiều. Những phim Việt hay tôi xem gần đây: "Bi, đừng sợ", "Trăng nơi đáy giếng", "Chơi vơi", "Sống trong sợ hãi" hoặc một vài phim xem xong thấy vui vẻ như "Để mai tính", "Cô dâu đại chiến", "Saigon Yo"... Đúng là nhắc đi nhắc lại những bộ phim này mãi cũng thấy nhàm, nhưng tôi gần như không có đáp án khác.

Vài phim nước ngoài hay mà tôi xem gần đây: "In a Better World", một bộ phim của nữ đạo diễn Đan Mạch đoạt Oscar phim nước ngoài hay nhất. Bộ phim có những thông điệp rất sâu sắc và gần gũi với bất cứ cá nhân hay quốc gia nào trên thế giới này...

c, Tôi cũng không nghĩ buổi giao lưu này sẽ làm được điều gì lớn hay sau đó phim Việt sẽ khá lên ngay, nhưng ít nhất cũng là tiếng nói phản ứng của khán giả khi họ bị "bội thực" phim dở và không chấp nhận nó. Những người quản lý có trách nhiệm hay những người làm phim có tự trọng về mặt nghề nghiệp sẽ phải tự vấn lại mình.

* Tại sao phim Việt Nam thích vay mượn kịch bản, diễn viên bắt chước phong cách của các diễn viên nước bạn? Tại sao phim Việt không có nét riêng của mình? Việc chúng ta dùng kịch bản, cách diễn "vay mượn" làm "xấu" đi bộ mặt điện ảnh của chính chúng ta. Điều này thật thảm hại phải không? (Lê Nguyên Khang, 17 tuổi, signin8@... )

- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Đúng là thật thảm hại! Mọi người đã quá chán chường với những scandal về chuyện ăn cắp nội dung phim nước ngoài, xào nấu lại để thành phim Việt. Tôi nghĩ, khi người ta nói đến văn minh thì thường nghĩ đến văn minh của nhân loại nhưng khi người ta nói đến văn hóa thì nói đến văn hóa của dân tộc.

Hai khái niệm đó phải được tách bạch rõ ràng để người làm văn hóa đừng lầm lạc khi tạo nên tác phẩm. Hơn nữa, xã hội của chúng ta ngồn ngộn nhiều đề tài để thể hiện cuộc sống của dân tộc trong nhiều giai đoạn khác nhau thì hà cớ gì phải bắt chước nước ngoài.

Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tại của xã hội, nhìn thẳng vào cuộc sống của con người đương đại để thể hiện nó một cách sống động, cũng đừng quên rằng hiện thực của cuộc sống khi được đưa lên màn ảnh qua lăng kính nhận thức và bàn tay dàn dựng của người đạo diễn, không thể bê nguyên xi.

Có hai quan niệm về làm nghệ thuật: thứ nhất là nghệ thuật vị nghệ thuật (l'art pour l'art) và nghệ thuật vị nhân sinh (l'art pour la vie). Tôi không phủ nhận quan điểm thứ nhất nhưng tôi lại thiên về quan điểm thứ hai. Làm nghệ thuật để phục vụ cho đời sống con người ngày một đẹp hơn. Đó là tâm niệm của tôi. Cho nên tôi rất thích thú câu nói của Đôxtôiepxki: "Chỉ có cái đẹp mới cứu rỗi nhân loại".

* Xin hỏi trách nhiệm của những nhà phê bình và những nhà đài ở đâu. Tôi không muốn bị coi phim Việt một cách gượng ép. Xin cảm ơn (trần văn khuê, 33 tuổi, [email protected])

- Đạo diễn Đinh Đức Liêm: Thật ra hiện nay không có những nhà phê bình đúng nghĩa cho điện ảnh truyền hình, các nhà báo viết về văn nghệ thực sự chưa được đào tạo về lý luận phê bình để nhận xét về tác giả, tác phẩm một cách khoa học, đa số chỉ bình luận nội dung, chỉ giới thiệu câu chuyện, diễn viên và những chuyện hậu trường chứ chưa biết định hướng về nghệ thuật và định hướng khán giả.

Rất nhiều khi nhận xét của báo chí khác hẳn dư luận của khán giả, nhiều phim được báo chí khen đứt lưỡi nhưng khán giả lại từ chối xem, không hiểu và không cảm nhận được, ngược lại rất nhiều phim không được dư luận báo chí khen ngợi lại chiếm được cảm tình người xem. Chính vì vậy những nhà báo phê bình cũng phải tự nâng cao trình độ và khách quan hơn trong nhận xét phê bình để tìm được tiếng nói chung và chính xác giữa tác giả và khán giả, có vậy thì nền điện ảnh truyền hình mới phát triển một cách đúng nghĩa là để phục vụ khán giả và được khán giả chấp nhận.

Nếu làm phim chỉ để nhận những lời khen của phê bình của những người làm điện ảnh chính thống chưa chắc đã là những tác phẩm thực sự phục vụ nhân dân, bởi vì khoảng cách luôn tồn tại giữa những cái phê bình chung chung những cách làm điện ảnh cũ kĩ luôn tồn tại trong thưc tế với nhu cầu của người xem, rút ngắn được khoảng cách đó mới tạo nên một nền điện ảnh phát triển và có khán giả thực sự.

- Nhà biên kịch Thùy Linh: Các khán giả chính là những nhà phê bình tốt nhất mà các nhà làm phim nên tận dụng để lắng nghe để sửa mình. Bạn nói phim Việt rất thô tục là nói cụ thể một phim hay cả dòng phim TH? Nếu bạn nói rằng tất cả các phim truyền hình đều thô tục, khiến bạn không thể xem, thì tôi e bạn không phải là một người chịu khó xem phim Việt.

Tôi mong bạn quan tâm xem nhiều hơn và góp ý đích danh ở những bộ phim mà theo bạn là rất thô tục. Chúng tôi sẽ lắng nghe bạn.

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Nói thật là chúng ta chưa có những nhà lý luận phê bình phim truyền hình một cách đúng nghĩa. Hiện nay, việc giới thiệu phim truyền hình phó mặc cho các trang văn hóa giải trí của các tờ báo. Bởi thế, việc thẩm định chất lượng phim truyền hình trong công tác quảng bá chưa đưa ra được những chuẩn mực mang tính nghề nghiệp mà mới ở việc giới thiệu thông tin cập nhật hàng ngày.

Để khắc phục sự bất cập này là phải tổ chức kịch bản và biên tập thật tốt, đương nhiên kịch bản đó phải được một nhà đạo diễn, một đầu bếp biết nấu chín món ăn cho khán giả và phấn đấu để nấu ngon.

Những thô tục, những gượng ép mà bạn nói chính là nguyên liệu sống sít, ôi thiu lại do một đầu bếp kém cỏi, cẩu thả nấu nướng rồi. Cảm ơn bạn!

* Mỗi lần mở TV, thấy phim Việt là tôi phát sốt, phát rét. Nhất là những bộ phim gần đây cố làm cho dài tập, mà càng dài càng rườm rà, càng đuối, do đó càng chán xem. Theo tôi không nên để ca sĩ và người mẫu đóng phim, vì đây không phải là đất của họ nên xem các vị ấy diễn khôi hài lắm... (Luu Thanh, 50 tuổi, luuthanh3392@....)

- Nhà biên kịch Lê Ngọc Minh: Bạn đã kiên trì mở hết các kênh phim truyền hình VN chưa? Nếu tất cả các kênh ấy mà bạn đều phát sốt phát rét thì thật sự rất đáng báo động cho chất lượng phim truyền hình VN.

Là một khán giả đều đặn của phim truyền hình, tôi thấy mỗi năm phim truyền hình VN cũng có một số tác phẩm tốt, ví dụ: Vó ngựa trời Nam, Bí thư tỉnh ủy, Ngã rẽ, Lều chõng...

Đúng là bạn phát sốt phát rét thật khi xem một số bộ phim kéo dài một cách phi lý, ví dụ một người xa nước đã lâu nay xuống sân bay để về nhà nhưng không về nhà ngay lại lượn mấy vòng quanh Hà Nội hoặc TP HCM để tạo ra các tình huống cho một vài tập phim; hoặc hai người đàn bà chỉ nấu vài món ăn mà thời gian nấu cũng dài như thời gian diễn ra trên phim với những lời đối thoạ

Nhà biên kịch Thùy Linh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp