Ký túc xá khu B được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đến nay, khu này đã có 19 khối nhà từ 12 đến 16 tầng với sức chứa 40.000 chỗ ở cho sinh viên các trường trong thành phố - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Chúng ta vẫn thường bảo, con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim là đi qua dạ dày. Và chắc vì thế mà khi tìm hiểu về những con đường đặc biệt "sinh viên" xung quanh (Thủ Đức), chúng tôi được sinh viên dẫn đến con đường ẩm thực trước tiên.
Con đường ẩm thực nằm trong khu . Bạn không cần phải đi đến từng quán, chỉ cần đứng ở đầu đường hoặc cuối đường, bạn có thể liệt kê hết các món qua biển hiệu.
Tại con đường ẩm thực, bất kể món gì sinh viên thường ăn đều có - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Từ những món thượng hạng đắt tiền đến hũ tiếu, trứng gà nướng, bánh tráng trứng, đồ chiên, đồ nướng, lẩu, cơm, trà sữa… đều có mặt trong con đường ẩm thực này. Tất cả đều có giá rất phải chăng.
Bánh tráng trứng với giá 10.000 đồng là món ăn yêu thích của sinh viên - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Chân gà nướng cũng là một món ăn thu hút - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Những thức ăn làm sẵn như cá viên chiên, xúc xích chiên... là món ăn khoái khẩu của nhiều bạn nữ - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Kế con đường ẩm thực là khu chợ đêm. Mỗi chiếc áo pull có giá từ 25.000 đến 60.000 đồng. Quần jean cũng chỉ có giá từ 90.000 - 200.000 đồng.
Khu chợ đêm sinh viên đông nhất là vào tối thứ 7, chủ nhật - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Mọi mặt hàng đều có giá rất "sinh viên" - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Đang tìm mua một chiếc áo làm quà sinh nhật cho bạn cùng phòng, Huỳnh Thảo Ly - sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết do các mặt hàng có giá vừa túi tiền, hầu như mọi vật dụng cần, cô đều đến đây để mua.
Càng ngày, các mặt hàng ở khu chợ đêm càng đa dạng, đẹp hơn, tốt hơn, trở thành nơi mình thường xuyên tới. Tụi con gái xem đây là nơi giải trí cuối tuần.
Huỳnh Thảo Ly
Một biển hiệu khá hài hước tại chợ đêm sinh viên - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Muốn ra khỏi không gian chật chội, gò bó của ký túc xá, khu vực được các sinh viên ở đây chọn làm nơi hít thở không khí thoáng đãng, trong lành vào cuối tuần. Với vẻ đẹp hoang sơ với những tảng đá vươn ra lòng hồ, nhiều cặp đôi chọn nơi đây làm nơi chụp ảnh cưới.
Con đường bao quanh hồ đá được đặt một cái tên khá thực tế: . Đó là vì vào cuối tuần, ở đây thường đón hàng chục, thậm chí hàng trăm nhóm không chỉ là sinh viên, mà cả công nhân, viên chức lao động. Họ nấu nướng, ăn uống, tổ chức sinh nhật cùng nhau.
Bạn trẻ tổ chức tiệc tại con đường quanh hồ đá, biến nơi đây thành "con đường party" - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Một con đường thẳng tắp với rất nhiều cây xanh, ít xe cộ và hàng ghế đá bên đường dẫn lối vào trường ĐH Bách Khoa cơ sở 2 nơi đây được gắn tên khá hài hước: con đường "sướng - khỏe".
Con đường "sướng - khỏe", lối dẫn vào trường ĐH Bách khoa, là nơi tập thể dục lý tưởng mỗi buổi sáng - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Nguyễn Hoàng Huy - sinh viên năm 2 trường ĐH Bách khoa TP. HCM chia sẻ: "Đường có tên như vậy vì đây chốn hẹn hò thú vị của các cặp tình nhân. Còn khỏe là vì con đường này là nơi thích hợp cho việc tập thể dục buổi sáng".
Ngoài ra, tại khu đô thị ĐHQG TP.HCM còn có thêm rất nhiều con đường khác đường thả diều, đường bóng râm, đường mọt sách…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận