Phóng to |
- Từ lâu sân bay Cần Thơ được mọi người trông đợi khai thác vì cho rằng khu vực ĐBSCL nếu không có một sân bay tầm cỡ khu vực và quốc tế thì sự phát triển kinh tế khu vực chưa thể đi nhanh hơn. Chính vì điều này mà từ tháng 4-2005, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đã đầu tư 520 tỉ đồng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường hạ - cất cánh dài 2.400m, xây dựng mới đường lăn, sân đỗ máy bay.
Và tháng 3-2008, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam cũng khởi công xây dựng nhà ga hành khách cảng hàng không Cần Thơ với tổng diện tích 20.750m2, phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế. Các công trình phụ như cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, giao thông nội bộ, công trình sân đậu ôtô cũng được xây dựng. Công trình này có tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng, đón khoảng 3 triệu lượt khách/năm.
* VNA dự kiến khai thác sân bay này như thế nào, thưa ông?
- Trước mắt, chúng tôi sẽ khai thác tuyến bay Cần Thơ đi Hà Nội và ngược lại. Mỗi ngày có một chuyến bay với thời gian bay khoảng 2 giờ 10 phút. Tại Hà Nội máy bay cất cánh lúc 14g30, tại Cần Thơ sẽ cất cánh lúc 17g30. Giá vé một chiều từ 900.000-1,7 triệu đồng, tương đương giá vé từ TP.HCM đi Hà Nội. Nhiều người dân đồng bằng rất muốn có đường bay Cần Thơ - TP.HCM nhưng do đường bay ngắn, chưa kinh tế nên chúng tôi chưa thể thực hiện đường bay này.
Phóng to |
Cơ hội phát triển rất lớn cho khu vực ĐBSCL khi đưa sân bay Cần Thơ vào khai thác thương mại - Ảnh: P.NGUYÊN |
* Ngoài đường bay nội địa, VNA có dự định mở các đường bay quốc tế từ sân bay Cần Thơ đi các nước không, thưa ông?
- Hiện tại do đường băng dài 2.400m nên VNA chỉ khai thác các tuyến ngắn với loại máy bay nhỏ A321 hoặc A320, B737. Đến sau năm 2010, khi thực hiện xong việc kéo dài đường băng thêm 600m, đáp ứng được cho các loại máy bay B747, 777... chúng tôi sẽ khai thác các tuyến bay quốc tế, trước mắt là trong khu vực. Các đường bay đang được nghiên cứu là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc…
Còn trong nước cũng đang nghiên cứu các tuyến đi miền Trung, tuyến TP.HCM - Cần Thơ - Phú Quốc. Nếu các tuyến này đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, hành khách thì sẽ mở tuyến bay.
* Theo ông, việc đưa vào khai thác thương mại sân bay Cần Thơ sẽ tạo động lực phát triển cho khu vực ĐBSCL như thế nào?
- Những năm qua, hành khách trong khu vực đăng ký vé đi máy bay tăng liên tục, với mức bình quân trên 30%. Trước đây, muốn đi Hà Nội hành khách phải đi xe từ Cần Thơ (hoặc các tỉnh khác) lên sân bay Tân Sơn Nhất mất ít nhất năm giờ và nhiều chi phí phát sinh khác, chưa kể việc tắc đường, kẹt xe gây phiền phức...
Theo tính toán của chúng tôi, mỗi hành khách đi bằng xe lên sân bay Tân Sơn Nhất mất 150.000-200.000 đồng/người, còn đi bằng tàu cao tốc mất khoảng 300.000 đồng/người. Mỗi năm có khoảng 40.000 lượt khách khu vực này đi máy bay thì con số tiết kiệm được là rất lớn.
Kế đến, đối với những hành khách đi nước ngoài, tuyến bay từ Cần Thơ thực hiện lúc 17g30 sẽ rất phù hợp để hành khách nối tuyến đi các nước khác trong khu vực Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Âu… chỉ cách khi máy bay hạ cánh vài giờ. Về hàng hóa, mỗi chuyến bay có thể chuyên chở trên 3 tấn hàng. Vì thế hàng hóa tươi sống từ đồng bằng, thư từ, bưu kiện gửi đi Hà Nội cũng sẽ được đáp ứng nhanh hơn.
* Xin cảm ơn ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận