03/12/2024 11:12 GMT+7

Khai thác cát, phát triển thủy điện khiến dân 'khóc ròng' vì ruộng biến thành sông

Hàng trăm điểm sạt lở dọc sông Cha (sông Krông Nô) qua 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông khiến ruộng biến thành sông, người dân 'khóc ròng', địa phương vẫn chưa có giải pháp.

Ruộng biến thành sông, dân khóc ròng, địa phương mãi tìm giải pháp - Ảnh 1.

Hàng trăm mét bờ sông gồm đường nội đồng, kênh dẫn nước và cây trồng của người dân bị trôi xuống sông - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 2-12, dọc bờ sông Cha tại xã Nâm N'Đir (Krông Nô, Đắk Nông) xuất hiện thêm rất nhiều điểm đứt gãy (chiều dài hàng trăm mét, sâu vào bờ thêm 5 - 6m) dọc bờ sông khiến ruộng biến thành sông, người dân xót xa.

Hàng trăm héc ta ruộng biến thành sông

Tại thôn Nâm Ninh (xã Nâm N'Đir), một đoạn bờ sông dài hàng chục mét đã sạt lở xuống sông. Hàng trăm mét kênh dẫn nước, đường nội đồng và nhiều diện tích đất hoa màu, cà phê sắp thu hoạch của người dân bị "hà bá" nuốt chửng.

Kết quả kiểm tra tình hình sạt lở bờ sông Cha tại khu vực các trạm bơm số 1, số 1A, số 2 thuộc hệ thống trạm bơm Đắk Rền, xã Nâm N'Đir của UBND huyện Krông Nô cho thấy 1 tháng trở lại đây có thêm hàng trăm mét đất, đường, kênh dẫn nước đã bị sạt lở xuống sông.

Chỉ riêng tại khu vực trạm bơm số 2, đoạn sạt lở bờ sông với chiều dài khoảng 220m, rộng khoảng 5m. Vụ sụt lún có nguy cơ sạt lở đoạn kênh chính N2 ảnh hưởng an toàn hạng mục công trình, ảnh hưởng công tác phục vụ sản xuất vụ đông xuân.

Ông Trần Đăng Ánh - phó chủ tịch UBND huyện Krông Nô - cho biết trên địa bàn xã Nâm N'Đir có 3 điểm sạt lở từ năm 2023 đến nay với hàng trăm mét bờ sông bị sạt. 

Tình trạng sạt lở 3 điểm trên địa bàn xã Nâm N'Đir ngày càng nghiêm trọng, lấn sâu vào bờ 12 - 25m.

"Về lâu dài, UBND huyện Krông Nô nghị tiếp tục thực hiện công trình kè chống sạt lở để bảo vệ dân cư và vùng trọng điểm sản xuất lương thực dọc sông Krông Nô tại 3 vị trí này", ông Ánh thông tin.

Tương tự, trên địa bàn các xã Ea R'bin, Nam Ka (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có 89 hộ bị ảnh hưởng do sạt lở, với tổng diện tích hơn 191ha, chiều dài gần 18km dọc bờ sông Krông Nô từ buôn Plao Siêng đến đoạn giáp ranh với xã Bình Hòa (huyện Krông Ana).

Các vị trí bị sạt lở chủ yếu là đất trồng cây lâu năm, hằng năm và lúa. Nhiều tài sản trên đất như: nhà kho, nhà tạm để trông coi vườn rẫy, chuồng chăn nuôi gia súc… của người dân cũng bị sông "nuốt chửng".

Khai thác cát, phát triển thủy điện khiến dân 'khóc ròng' vì ruộng biến thành sông - Ảnh 3.

Ông Trịnh Văn Toàn, 51 tuổi, xã Nâm N'Đir, Krông Nô, Đắk Nông, mất thêm 3 sào đất, hàng chục cây cà phê vì bờ sông sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: TRUNG TÂN

Loay hoay giải pháp ngăn sạt lở bờ sông

Trong các văn bản báo cáo, nhiều cuộc họp lãnh đạo UBND 2 tỉnh nhận định bờ sông Krông Nô bị sạt lở trong thời gian qua do một số tác nhân như hoạt động khai thác cát, thủy điện... khiến sông bị biến dạng, thay đổi dòng chảy tự nhiên.

Cụ thể, khu vực này có Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah và thủy điện Chư Pông Krông đang hoạt động. Ngoài ra có nhiều khu vực được UBND 2 tỉnh cấp phép khai thác cát.

Khai thác cát, phát triển thủy điện khiến dân 'khóc ròng' vì ruộng biến thành sông - Ảnh 4.

Đường nội đồng, kênh dẫn nước dọc sông Krông Nô đoạn qua xã Nâm N'Đir sạt lở, ảnh hưởng đến vụ đông - xuân năm nay - Ảnh: TRUNG TÂN

Để đánh giá nguyên nhân cụ thể từng vị trí, UBND 2 tỉnh đều yêu cầu 2 sở tài nguyên và môi trường phối hợp các sở ngành, địa phương thuê đơn vị tư vấn để đánh giá sát nguyên nhân cụ thể.

Tuy nhiên, lãnh đạo 2 tỉnh cũng có nhiều buổi làm việc với Tổng công ty Phát điện 3 (đơn vị quản lý của Công ty thủy điện Buôn Kuốp), Nhà máy thủy điện Chư Pông Krông và các doanh nghiệp khai thác cát để bàn giải pháp, phương án bồi thường thiệt hại cho người dân.

Theo đó, các doanh nghiệp khai thác cát sẽ thỏa thuận bồi thường cho người dân ở vài vị trí cụ thể mà doanh nghiệp tác động. 

Công ty thủy điện Buôn Kuốp sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những khu vực được đánh giá sơ bộ do tác động của hoạt động thủy điện, tuy nhiên các địa phương phải lên phương án.

Nói thêm về vấn đề này, ông Trần Đăng Ánh - phó chủ tịch UBND huyện Krông Nô - cho biết việc xác định nguyên nhân, đơn vị bồi thường thiệt hại cho người dân bị sạt lở đất dọc bờ sông gặp nhiều khó khăn.

Khai thác cát, phát triển thủy điện khiến dân 'khóc ròng' vì ruộng biến thành sông - Ảnh 5.

Dọc sông Krông Nô đoạn qua xã Ea Rbin (huyện Lắk, Đắk Lắk) và Quảng Phú, Nâm N'Đir (huyện Krông Nô, Đắk Nông) có hàng chục điểm sạt lở, khiến hàng trăm héc ta ruộng biến thành sông - Ảnh: TRUNG TÂN

Đến nay, UBND huyện đã phê duyệt phương án thu hồi, hỗ trợ hơn 130ha đất bị sạt lở, ngập úng tại 3 xã Quảng Phú, Đức Xuyên, Nâm N'Đir nhưng không thực hiện được vì chưa đủ căn cứ. UBND huyện đề nghị Công ty thủy điện Buôn Kuốp tự thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

Tuy nhiên, phía Công ty thủy điện Buôn Kuốp cho rằng mình là doanh nghiệp nhà nước nên muốn bồi thường, hỗ trợ phải có căn cứ pháp lý mới có thể chi trả. 

Vậy nên từ năm 2022 tới nay, việc bồi thường, hỗ trợ sạt lở đất ven sông Krông Nô bị dừng lại.

Dân 'khóc ròng' vì ruộng biến thành sông, địa phương mãi tìm giải pháp - Ảnh 6.

UBND tỉnh Đắk Nông đã thực hiện một số dự án kè bờ sông Krông Nô với hơn 100 tỉ đồng nhưng chỉ giải quyết được phần nhỏ so với chiều dài, diện tích đất gần bờ sông bị sạt lở - Ảnh: TRUNG TÂN

UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến hướng dẫn thực hiện. 

Theo đó, UBND huyện Krông Nô sẽ lập phương án để Công ty thủy điện Buôn Kuốp bồi thường theo quy định. 

Còn đối với những khu vực do doanh nghiệp khai thác cát do những đơn vị này chịu trách nhiệm; do thiên tai sẽ có báo cáo đánh giá để tỉnh giải quyết.

Ruộng biến thành sông, dân khóc ròng, địa phương mãi tìm giải pháp - Ảnh 7.Sạt lở nghiêm trọng đường ven sông Krông Nô

TTO - Cơ quan chức năng địa phương và nhà thầu thi công tại huyện Lắk (Đắk Lắk) đang tích cực khắc phục sự cố sạt lở nghiêm trọng tuyến đường giao thông gần bờ sông Krông Nô.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp