26/06/2013 16:56 GMT+7

Khai quật tàu cổ bị đắm ở Quảng Ngãi từ ngày 30-6

VĂN MỊNH
VĂN MỊNH

TTO - Theo phương án trục vớt được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt, sau khi thu gom toàn bộ cổ vật trên con tàu đắm, đơn vị khai quật tiến hành trục vớt xác tàu chìm.

9uFAlcrN.jpgPhóng to
Toàn bộ khu vực tàu cổ được hút cát và nước để phục vụ công tác khai quật
Wa5QttvU.jpgPhóng to
Những hiện vật quý từ con tàu cổ

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế, các nhà nghiên cứu và giới khảo cổ học cho rằng việc đưa vỏ tàu lên bờ để bảo quản và trưng bày trong thời điểm hiện nay là chưa phù hợp bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, do đó phương án bảo quản thân tàu đắm tại chỗ đang được tính đến.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, cho biết tàu cổ đắm ở Bình Châu, Quảng Ngãi có chiều dài 21m, phần đáy chỗ rộng nhất 5,6m. Đây là loại thuyền buồm có cấu trúc gồm 12 khoang, 3 tầng. Mặc dù bị cháy, đắm chìm dưới biển và chịu tác động dữ dội của thời tiết suốt gần 700 năm qua nhưng hiện chiều cao vỏ tàu vẫn còn khoảng 1/3. Về mặt cấu trúc, tàu có nhiều đặc điểm nổi bật, không giống hàng chục con tàu cổ bị đắm ở châu Á được các nhà khoa học trên thế giới khai quật, nghiên cứu.

Theo đánh giá của tiến sĩ Khôi, hệ thống bánh lái bằng gỗ còn tương đối nguyên vẹn, kỹ thuật làm sống thuyền cùng vách ngăn các khoang được liên kết chặt chẽ chịu được sóng to và các tác động khác, toàn bộ hệ thống ván ốp vách ngăn con thuyền đều được sử dụng bằng gỗ thông có độ dày từ 6-8cm.

Ông Đoàn Sung, đại diện Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (đơn vị khai quật), cho rằng sau khi hoàn tất việc khai quật, trục vớt cổ vật nằm bên trong con tàu cổ bị đắm, bắt đầu từ ngày 30-6 đến 15-7, đơn vị khai quật sẽ phối hợp cùng các nhà khảo cổ học tiếp tục mở rộng vùng khai quật thêm 600m2 bằng phương pháp dùng thợ lặn để tìm kiếm, trục vớt cổ vật bị rơi ra bên ngoài tàu.

“Phương pháp đóng thuyền buồm như con tàu cổ bị đắm tại Bình Châu cần được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ. Bởi thông qua kết cấu chất liệu gỗ, thiết kế thân tàu, kỹ thuật đóng cho thấy con tàu đắm được đóng ở thời kỳ kỹ thuật đóng tàu khá phát triển, địa điểm đóng con tàu này phải là vùng có nhiều loại gỗ quý”, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi nói.

Dự kiến đến ngày 15-7 công tác khai quật con tàu cổ tại Quảng Ngãi sẽ hoàn tất. Toàn bộ số cổ vật khai quật sẽ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi.

VĂN MỊNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp