Phóng to |
Bà Nguyễn Thị Lâm trên khu đất bị đào xới gần 30 năm nay - Ảnh: S.Lâm |
Theo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An, cụm di tích Bình Tả đến nay đã khai quật được 10.000m², bao gồm di tích Gò Đồn 7.000m², di tích Gò Năm Tước 1.000m² và di tích Gò Xoài 2.000m². Riêng khu Gò Xoài có gần 1.000m² vườn đang bỏ hoang. Bà Nguyễn Thị Lâm, một người dân trong khu vực, kể: “Gia đình tui làm ruộng từ xưa đến giờ. Khoảng năm 1985 có đoàn trên tỉnh xuống nói đào vài rãnh nhỏ để khảo sát. Tui nghĩ đó là công việc của Nhà nước nên cũng đồng ý. Ai ngờ họ cứ đào xới mùa khô này qua mùa khô khác đến hết đất của tui mà không bồi thường gì cả”.
Đào bới gần 25 năm, đến năm 2009, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An mới thực hiện việc lập cụm di tích Bình Tả. Sau đó, UBND tỉnh Long An giao Sở Tài nguyên - môi trường thực hiện việc kê biên, đền bù giải tỏa. Ông Ngô Minh Chánh, một người có đất trong khu di tích Bình Tả, bức xúc: “Kê biên từ đó đến nay mà vẫn chưa bồi thường được đồng nào. Đó là chưa kể việc kê biên của họ chỉ tính từ thời điểm kê biên là năm 2009, trong khi đó 25 năm trời chúng tôi không canh tác gì được trên đất của mình vì bị đào xới liên tục thì họ không hề tính”.
Ông Phạm Văn Trấn, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An, cho biết kinh phí bồi thường cho cụm di tích Bình Tả là 7,8 tỉ đồng. UBND tỉnh đã chấp thuận nhưng do chưa có kinh phí nên chưa chi trả cho người dân. Còn về vấn đề thiệt hại của người dân trong 25 năm trước thời điểm kê biên, sở cũng sẽ kiến nghị tỉnh xem xét lại. “Đã nợ người dân thì chắc chắn sẽ phải trả” - ông Trấn nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận