Hướng dẫn viên giới thiệu cho khách tham quan về mộc bản tại buổi triển lãm - Ảnh: LÂM THIÊN |
Triển lãm diễn ra nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (25-8-2006 - 25-8-2016), gồm hai không gian trưng bày: không gian ngoài trời với chuyên đề “Di sản tư liệu thế giới châu bản, mộc bản - giá trị lịch sử từ ký ức” và không gian trong nhà với chuyên đề “Triều Nguyễn với việc biên soạn và san khắc quốc sử”.
Tại không gian ngoài trời, triển lãm giới thiệu khái quát về châu bản, mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới và tính độc đáo về hình thức của di sản tư liệu châu bản, mộc bản.
Châu bản Triều Nguyễn là tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của Triều Nguyễn (1802-1945) được làm bằng gỗ hoặc đá đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, mộc bản Triều Nguyễn là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
Đặc biệt, trong khối tài liệu châu bản, mộc bản Triều Nguyễn có những tư liệu quý khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khách tham quan thích thú tìm hiểu về mộc bản - Ảnh: LÂM THIÊN |
Ở không gian trong nhà, triển lãm đã mang đến cho người xem chuyên đề “Triều Nguyễn với việc biên soạn và san khắc quốc sử” bao gồm giới thiệu vai trò của Triều Nguyễn với việc biên soạn quốc sử và nghệ thuật chế tác mộc bản - đỉnh cao của kỹ thuật san khắc.
Được biết, sau 10 năm thành lập, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã tiếp nhận toàn bộ bản gốc khối tài liệu mộc bản Triều Nguyễn gồm 34.618 tấm mộc bản; 14.152 tấm bản đồ, 6 phông tài liệu hành chính thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa.
Các tài liệu mộc bản về lĩnh vực địa lý được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: LÂM THIÊN |
Một trong những tài liệu mộc bản viết về Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: LÂM THIÊN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận