20/10/2016 08:12 GMT+7

Khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Ngoài các nội dung quan trọng về công tác xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề trọng đại, kỳ họp này sẽ định hướng chính sách tái cơ cấu nền kinh tế và chính sách tài chính, ngân sách cho giai đoạn 2016-2020.

Kỳ họp đã khai mạc lúc 9g sáng 20-10
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV đã khai mạc lúc 9g sáng 20-10

Quốc hội đã khai mạc kỳ họp thứ 2 vào 9g sáng nay 20-10. 

Tại phiên khai mạc, Quốc hội sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Các bộ trưởng sẽ trình bày báo cáo về lĩnh vực của mình. Cũng tại phiên khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp ngày 20-10
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp ngày 20-10

Qua các tài liệu, có thể thấy tình trạng ngân sách là một trong những vấn đề sẽ khiến các nhà lập pháp “đau đầu” nhất khi tính toán các chính sách cho giai đoạn trước mắt.

Mặc dù Chính phủ kỳ vọng GDP đạt 6,3-6,5% năm 2016 (thấp hơn kế hoạch Quốc hội đề ra là 6,7%), nhưng báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận “do tốc độ tăng GDP không đạt kế hoạch, chỉ số giá tiêu dùng thấp nên tỉ lệ bội chi và tỉ lệ nợ công so với GDP có thể vượt ngưỡng Quốc hội cho phép”.

Một trong những giải pháp được Chính phủ lựa chọn cho năm 2017 là: “Hoàn thiện cơ chế để tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công, đồng thời với việc đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dịch vụ công theo các hình thức thích hợp.

Áp dụng rộng rãi cơ chế khoán chi phí sử dụng ôtô con đưa đón cán bộ cao cấp và một số dịch vụ khác, đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ này cho các cơ quan nhà nước”.

Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, tăng cường năng lực giám sát tài chính quốc gia.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội dự báo kinh tế thế giới và khu vực giai đoạn 2016-2020 còn nhiều khó khăn, việc Chính phủ xác định mức tăng trưởng kinh tế 6,7-6,75%/năm là tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu tính toán trên GDP.

Về nợ công, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị thực hiện nghiêm quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015; duy trì mức trần nợ công không quá 65% GDP (sau năm 2020 không quá 60% GDP), nợ Chính phủ không quá 53% GDP (sau năm 2020 không quá 50% GDP), nợ nước ngoài không quá 50% GDP.

“Đề nghị Chính phủ báo cáo rõ phương án và kế hoạch trả nợ (cả nợ gốc và nợ lãi) trong giai đoạn 2016-2020” - báo cáo thẩm tra nêu.

Cử tri lo lắng về ô nhiễm môi trường

Đánh giá sơ bộ báo cáo của một số đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri gửi về kỳ họp này, có thể thấy người dân dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bãi rác Đa Phước huyện Bình Chánh, TP.HCM bốc mùi hôi đang khiến cuộc sống của người dân khu Nam TP.HCM khổ sở - Ảnh: THUẬN THẮNG
Bãi rác Đa Phước huyện Bình Chánh, TP.HCM bốc mùi hôi đang khiến cuộc sống của người dân khu Nam TP.HCM khổ sở - Ảnh: THUẬN THẮNG

Bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, cho biết: cử tri báo động vi phạm về môi trường liên tiếp xảy ra ở nhiều vùng, nhiều lĩnh vực.

Cử tri đề nghị cơ quan chức năng cần phải có chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn và đặc biệt phải nâng cao trách nhiệm, năng lực kiểm tra, thanh tra nhằm sớm phát hiện và xử lý sai phạm.

Khi chia sẻ những lo lắng về ô nhiễm môi trường, cử tri đánh giá cao việc Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường, các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng, tích cực khắc phục sự cố môi trường do Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh gây ra và công tác giải quyết đền bù sau sự cố cho nhân dân.

Tuy nhiên, nhân dân mong muốn việc đền bù cần kịp thời, chính xác và minh bạch; các cơ quan chức năng sớm kết luận cụ thể, đáng tin cậy về mức độ an toàn của nước biển, hải sản để nhân dân sớm ổn định việc khai thác thủy hải sản và các hoạt động dịch vụ, du lịch ven biển.

Nhiều cử tri phát biểu rất đồng tình với Chính phủ khi có thái độ kiên quyết xử lý sai phạm về môi trường đối với các chủ đầu tư.

Vấn đề xây dựng thương hiệu cho nông sản và thực phẩm, thủy hải sản; hỗ trợ nông dân trong sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm thủy hải sản... cũng được nhiều cử tri quan tâm. Cần có chính sách đột phá để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là điều nhiều cử tri đang rất mong đợi.

LÊ THANH

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp