12/12/2012 07:03 GMT+7

Khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc

Q.LINH - L.HOÀI
Q.LINH - L.HOÀI

TT - Hôm nay 12-12, Đại hội Đoàn toàn quốc lần X (nhiệm kỳ 2012-2017) chính thức khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của 1.000 đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực, đại diện cho tuổi trẻ cả nước.

Chiều 11-12, đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần X đã cùng bàn thảo nhiều vấn đề tại 10 trung tâm thảo luận một cách thẳng thắn, nhìn trực diện những tồn tại của Đoàn.

YWNwJeIz.jpgPhóng to

Các đại biểu làm quen nhau trước giờ thảo luận. Đứng giữa là siêu đại kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm - Ảnh: Nguyễn Khánh

Đoàn ở đâu trong đời sống giới trẻ, trong hành trình lập thân lập nghiệp, sống đẹp, sống có ích, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế của người trẻ... là những câu hỏi không dễ giải đáp. Nhìn từ thực tiễn hoạt động, hẳn những kỳ vọng của tuổi trẻ và xã hội vào Đoàn không phải không có lý do.

Trách nhiệm của Đoàn trước hiện tượng “lạm phát” thần tượng

Một vấn đề rất thời sự của giới trẻ hiện nay đã được các đại biểu bàn luận sôi nổi, đó là câu chuyện thần tượng.

Đại biểu Lê Anh Đạt (Cơ quan T.Ư Đoàn) cho rằng sự lên ngôi quá nhiều thần tượng như hiện nay ở chừng mực nào đó cũng có trách nhiệm của Đoàn. “Tại sao không thể hiện quan điểm hoặc mở diễn đàn ngay khi có một hiện tượng nào đó của người trẻ, chẳng hạn cuồng nhiệt đến độ hôn ghế thần tượng là ca sĩ Hàn Quốc. Tôi nghĩ Ban tuyên giáo phải tỏ thái độ, quan điểm rõ ràng trước những giao thoa tốt xấu của giới trẻ hôm nay. Hãy bước ra khỏi phòng và đến với các sự kiện của giới trẻ nhiều hơn” - anh Đạt thẳng thắn.

Từ đó, chủ đề thanh niên sống đẹp, sống có ích trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của đại biểu. GS.TS Hoàng Chí Bảo cho rằng tuổi trẻ chắc chắn sẽ sống đẹp, sống có ích nếu biết đưa cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác vào cuộc sống hằng ngày. Ông chỉ ra rằng phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, làm việc dân chủ, dân vận khéo, đoàn kết là những bài học mẫu mực của Bác mà mỗi thủ lĩnh thanh niên hoàn toàn có thể soi vào đấy để học tập. Và phải làm được như thế để “Thế hệ chúng ta phải là chủ nhân chân chính xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” - GS.TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Nhận diện hạn chế để tổ chức mạnh lên

Phát biểu tại trung tâm thảo luận xây dựng Đoàn vững mạnh, đại biểu Mai Sơn (Bắc Giang) nói rằng không nên quá đặt nặng chỉ tiêu về số lượng, vì thực tế không ít nơi đoàn viên đi làm ăn xa hết, không còn người tham gia sinh hoạt Đoàn. Từ đó, anh đề nghị: “Nên chăng đã đến lúc cần nghiên cứu và tính toán đến mô hình mỗi xã một chi đoàn”.

Chính sách cho tình nguyện viên

Phát biểu tại diễn đàn “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, đại biểu Đặng Thị Hoa Rây (An Giang) cho rằng để phong trào tình nguyện phát triển sâu rộng, để lại dấu ấn, cần phải tổ chức có trọng tâm, trọng điểm đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách thích hợp cho các tình nguyện viên tham gia. Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Trương Hải Ngọc (Đoàn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho rằng nếu xây dựng được cơ chế cho tình nguyện viên, cộng với sự điều phối tốt sẽ phát huy tối đa sức mạnh của tuổi trẻ cả nước trong hoạt động tình nguyện.

Đại biểu Nguyễn Ánh Dương (Hà Nội) nói thẳng: “Muốn Đoàn mạnh lên không còn cách nào khác là những hoạt động, giải pháp của Đoàn phải sát nhu cầu thực tế, thực tiễn của thanh niên. Và đã đến lúc phải thay đổi sinh hoạt chi đoàn”. Theo anh Dương, ngay chính cán bộ Đoàn cũng phải thay đổi, vì còn không ít cán bộ chưa dám thể hiện quan điểm của mình trong quá trình công tác.

Chia sẻ với những tâm tư này nhưng mở rộng hơn, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (TP.HCM) đề xuất phải tăng cường tập hợp thanh niên tại khu vực ngoài quốc doanh, hình thành các câu lạc bộ đội nhóm theo nhu cầu, đối tượng thanh niên và tập hợp các đội nhóm hình thành

tự phát vào tổ chức. Cạnh đó, cần có hướng dẫn cho tổ chức sinh hoạt Đoàn ngoài nước và thống nhất với Ban tổ chức T.Ư Đảng về quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú sang Đảng xem xét kết nạp.

Liên quan đến vai trò của Đoàn thực hiện công tác thiếu nhi, phần nhiều các ý kiến đều gặp nhau ở chỗ phải thay đổi từ chính việc đào tạo đội ngũ, đầu tư cho lực lượng phụ trách Đội. Dẫn ra cách TP.HCM đang phối hợp với ĐH Sài Gòn để kết hợp đào tạo cử nhân giáo dục công dân có lồng ghép kỹ năng công tác Đội, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) đề nghị phải liên tịch với ngành giáo dục để có chuẩn chung trong đào tạo cán bộ Đội.

Trăn trở với tội phạm trẻ

Đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Hà Nội) bày tỏ lo lắng trước tình hình người trẻ phạm tội ngày càng gia tăng. Anh Tùng cho biết từ năm 2007-2012, trong hơn 25.000 vụ bị khởi tố và xử lý hình sự thì tội phạm từ dưới 15-30 tuổi chiếm tới hơn một nửa. Nếu tính cả vi phạm pháp luật giao thông thì... đếm không xuể.

Theo anh Tùng, điều này có một phần trách nhiệm không nhỏ của Đoàn. Ngoài ra công tác quản lý, nắm tình hình diễn biến tư tưởng của thanh niên, sinh viên, công tác giải quyết việc làm chưa thật sự tốt. “Khi thanh niên có việc làm và được định hướng về tư tưởng, việc phạm tội chắc chắn sẽ giảm hẳn” - anh Tùng phân tích.

Chỉ ra thực tế ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người trình độ nhận thức pháp luật còn hạn chế, bị chi phối bởi hủ tục, đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) đề xuất Đoàn cần có các chương trình riêng tuyên truyền, giáo dục kiến thức cho thanh thiếu niên tại từng vùng, từng địa phương cụ thể. Chị Hà dẫn chứng ở Hà Giang có tới 6.000 cặp cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn, 6.000 đứa trẻ ra đời chưa được đăng ký khai sinh, thậm chí có nhiều vụ giết người vì cho rằng nạn nhân là... ma làm hại tới mình.

“Ở những nơi này, nếu chỉ cầm luật đọc e khó vào đầu thanh niên, nhưng nếu mềm dẻo kết hợp trực quan sinh động như cho thanh thiếu niên học võ, thăm các nhà tù, trung tâm giáo dục lao động... sẽ hiệu quả hơn nhiều” - chị Hà gợi ý.

Trước tình trạng cướp giật gia tăng lộng hành tại các TP lớn, đại biểu Phạm Kim Đĩnh (Bộ Công an) cho biết Đoàn thanh niên công an đã lập tức vào cuộc để ngăn chặn, trấn áp.

Theo anh Đĩnh, ngoài việc lực lượng thanh niên công an phát huy vai trò xung kích trong các đợt cao điểm trấn áp tội phạm trên cả nước cần phát huy tối đa các tổ xung kích, tự quản để ngăn chặn vấn nạn này.

“Phải chú trọng ngăn chặn từ xa qua việc nắm tình hình thanh niên trên địa bàn, vận động tinh thần tố giác tội phạm” - anh Đĩnh nói.

Khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần X

Hôm nay 12-12, Đại hội Đoàn toàn quốc lần X (nhiệm kỳ 2012-2017) chính thức được khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) với sự tham dự của 1.000 đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực, đại diện cho tuổi trẻ cả nước.

Tuổi bình quân của đại biểu dự đại hội là gần 30 tuổi, trong đó đại biểu trẻ nhất 16 tuổi và đại biểu lớn nhất 46 tuổi. Có hai phó giáo sư, 16 tiến sĩ và 186 thạc sĩ trẻ là đại biểu chính thức dự đại hội. Siêu đại kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm cũng là đại biểu chính thức dự đại hội lần này.

Trước đó, trong phiên làm việc đầu tiên sáng 11-12, đại hội đã bầu đoàn chủ tịch, ban thẩm tra tư cách đại biểu, đoàn thư ký để điều hành và giúp việc cho đại hội. Đại hội sẽ làm việc trong ba ngày rưỡi, bế mạc trưa 14-12. Chiều cùng ngày, các đại biểu đã chia thành các nhóm để thảo luận văn kiện tại 10 trung tâm với các chủ đề về tuổi trẻ sống đẹp - sống có ích, lập thân lập nghiệp, tình nguyện, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng hoạt động - tổ chức Đoàn, xung kích bảo vệ Tổ quốc...

Q.LINH - L.HOÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp